Cách đối trị cho các chướng ngại thiền định

Như một hành giả yogi, con nên an trụ như một sự bình thản rộng mở, hãy lên dây điều chỉnh thể nghiệm của con theo huấn thị của vị thầy, hãy hoàn thiện nó cho tới khi con gia tăng sự chắc chắn.

Trong suốt thời nghỉ ngơi giữa các thời khóa, hãy đưa bản thân con vào sự minh giải các giáo huấn về luật nhân quả, và trong sự hỗ trợ của chúng với những tuyên bố từ Kinh điển và Mật điển. Hãy sử dụng những ví dụ để minh họa chúng và kể lại tiểu sử của những bậc minh sư thành tựu cùng những câu chuyện khác, làm vậy để truyền cảm hứng tín tâm và phấn chấn. Hãy dạy những phương pháp để cân chỉnh trạng thái vật lý và cách cư xử.

Khi đạo hạnh là sự quan trọng đầu tiên cho sự an định trong huân tập thiền định, hãy kéo dài sự thiền định mỗi khi con cảm thấy thong dong, dễ dàng. Khi thể trạng vật lý của con thấy ốm đau khi thong dong – như đau đầu, nặng nề thân thể, buồn nôn, ác cảm với sự thiền định, hay giận dữ – hãy làm tươi mới lại bản thân con trong một cách thư giãn và vui vẻ nhờ việc để lại thân khẩu ý trong bản tánh tự nhiên. Hãy đi lại, tới đâu mà con thích, và thiền định trong thời khóa ngắn, nhưng với số lượng nhiều với các kỳ ngắn đó.

Khi đã làm tươi mới lại bản thân con, hãy kết thúc thời khóa trong khi tĩnh tại với sự thong dong, dễ dàng – không bao giờ được kết thúc trong khi không thoải mái. Đừng kết thúc thời khóa trong khi thiếu tỉnh táo hay trong suốt những chuyển động ý niệm mà thay vào đó hãy kết thúc trong khi sáng tỏ và vô niệm. Chọn thức ăn và đồ uống phù hợp với thể tạng của con, và tuân theo giới luật đúng đắn. Khi con giữ được những điều này, con sẽ không mệt mỏi về sự huân tập thiền định. Kết thúc thời khóa trong khi nó tốt sẽ khiến cho một người sau đó đầy ắp niềm vui để tiếp tục thực hành lại, và nó cũng đảm bảo rằng các phẩm tánh sẽ tiếp tục phát triển trong dòng hiện hữu của con.

Nếu nó xảy rằng một người phạm sai lầm trong suốt sự huân tập thiền định này, thì ở đây là điểm thứ ba: những phương cách thu được từ thể nghiệm, như một người y sĩ thiện nghệ xác định được căn bệnh. Sự dính mắc vào hôn trầm, trạo cử, lơ mơ là những lỗi, vì thế thật thiết yếu để nhận ra chúng ngay lập tức. Như vậy, hãy quét sạch hôn trầm, đánh thức bản thân con từ trạng thái vô tâm, tập hợp chính con khi bị phân tán, và làm nhẹ nhàng hơi thở khi bị xáo động. Tại sao những lỗi này xảy ra? Chúng đến từ các việc: thất bại trong việc an trụ trong sự tĩnh tại, bám chấp vào nỗ lực, và có những thời khóa quá dài.

Nguyên nhân gây hôn trầm là: hoạt động, thời điểm, thực phẩm và đồ mặc. Các phương thức đối trị như sau: Hãy nhận ra hôn trầm nhờ việc nhớ tới những khiếm khuyết của nó và tập trung sự chú tâm của con một cách uy lực, mạnh mẽ. Hãy nâng cao, đẩy mạnh tinh thần của con. Hãy làm ấm nóng đôi mắt con với hai lòng bàn tay, và chà xát chúng lại với nhau một cách nhẹ nhàng. Hãy trợn mắt ngó lên nghiêng sang hai bên lặp lại nhiều lần, và tập trung cái nhìn chăm chú, chằm chằm của con. Hãy nâng phần thân trên của con lên để làm tươi mới lại bản thân. Hãy dùng những hoạt động này để tăng cường sinh lực, tiếp sức cho con. Hãy ngồi ở một nơi mát mẻ hơn. Hãy chơi chập chõa, xanh-ban (cymbal trong trống), nhảy múa, thực hành các bài tập yoga của hành giả yogi, và v.v… Nếu con phóng đại và cường điệu những điều này hơi quá thì sẽ có nguy hiểm của việc lạc vào các thói quen tiêu cực, vì vậy quan trọng là để làm tươi mới lại bản thân con trong một cách cân bằng.

Trạng thái lơ mơ, buồn ngủ thì giống như một cây đèn bơ bị bẩn và một bấc đèn cũng bị nhuốm bẩn được đặt ở nơi không có không khí. Vì sự lơ mơ này là khó khăn để hóa giải, nên đây là chỉ dẫn cho việc mở rộng năng lượng tâm thức: Hãy tập trung sự chú ý trước hết lên hai lòng bàn chân con, sau đó là hai đầu gối, rồi tới rốn, tiếp tới tim, cổ họng, hộp sọ và bộ não, và cuối cùng lên đỉnh đầu. Hãy thực hành điều này từng bước cho tới khi con tỉnh táo, sáng suốt. Khi tỉnh táo rồi, hãy tiếp tục cho tới khi giác tánh của con mở rộng tới sự tỏa khắp toàn triệt mọi không gian. Lần lượt luân phiên nhau, hãy hình dung rằng mọi sự thì trống rỗng, và tập trung sự chú tâm của con lên một khối cầu có kích cỡ bằng một hạt đậu – sự hợp nhất của gió (khí năng) và tâm – ở trung tâm vùng tim của con. Hãy hình dung rằng nó dần tăng trưởng lớn dần, lớn dần và rồi xoay chuyển, đi vào vị Guru của con. Sự tỏa sáng của Ngài sau đó hòa tan trọn vẹn thân thể con và vị Guru tan vào ánh sáng. Sau đó hãy để sự chú tâm của con an trụ một cách vững chắc, mà không bám trụ vào bất kỳ điều gì cả, trong trạng thái mà ánh sáng này dần tan biến như một đám mây tan hòa vào bầu trời. Như một lựa chọn thay thế, con có thể duy trì, an trụ sự chói sáng và trong suốt tuyệt đối trong trạng thái mà thân thể con giống như một cái lều tơ lụa trắng hay một khinh khí cầu hoặc quả bong bóng được bơm căng.

Trạng thái vô tâm đến từ việc xiết chặt, làm thui chột tâm con trong sự tĩnh tại; như vậy hãy hình dung rằng con đang ngồi một cách trần trụi khỏa thân trên đỉnh một ngọn núi tuyết ở giữa một cơn bão tuyết dữ dội, và hãy giữ sự chú tâm của con lên đó không chút xao động.

Lần lượt luân phiên, hãy hình dung rằng tứ chi của con dần trở nên như một đại dương khổng lồ và con thấy chính mình ngồi ngự trên dây cung của một cây cung đang nổi bồng bềnh trên bề mặt của nó; hoặc là hãy hình dung rằng con đang bị treo lên bởi một sợi dây thừng ở giữa hai ngọn núi khổng lồ.

Trạng thái của bị xao lãng, đãng trí, từ đó chúng ta nên tập hợp bản thân mình, cũng có 4 nguyên nhân:

  • Nhiều hoạt động và kế hoạch
  • Những kẻ thù coi thường, chán ghét
  • Những người bạn yêu mến, gần gũi quá
  • Sự xao lãng tự nhiên mà không có tiêu điểm, tập trung cụ thể nào

Những lỗi này là do việc không xác quyết được cái thấy. Đây là những phương pháp để hóa giải chúng:

Đừng cố gắng để đàn áp, triệt tiêu hay ngăn chặn những trạng thái này của tâm, khi điều này không làm dừng chúng lại được, và cũng đừng chạy theo bất kỳ những ấn tượng cảm xúc, giác quan nào. Thay vào đó, hãy hình dung những khối cầu ánh sáng cỡ ngón tay cái, có khoảng cách bằng một cánh tay của một người ở 4 hướng quanh thân con, mỗi khối cầu được kết nối chắc chắn với con giống như những sợi dây chão của chiềc lều. Hãy giữ sự chú tâm của con không chút xao động lên sự quán tưởng này.

Lần lượt luân phiên, hãy giữ sự chú tâm của con một cách không xao động lên trung tâm một bánh xe có kích cỡ một cubit (đơn vị đo chiều dài cổ bằng 45cm72) đang xoay tròn ngay ở phía trước con. Hoặc, trong ngữ cảnh theo dõi tâm thức, hãy bắt tay vào việc tìm kiếm tâm thức ở khắp nơi, bên trong và bên ngoài, rồi sau đó an trụ trong trạng thái không tìm kiếm.

Hoặc là, hãy tập trung lên đối tượng chính xác của sự xao lãng con gặp phải. Hoặc, khi một niệm tưởng bỗng nhiên xuất hiện, hãy trước tiên nhìn vào nơi nó sinh khởi, tiếp theo là nơi nó an trụ lại, và cuối cùng là nơi nó ra đi. Sau đó, an trụ vào trạng thái không tìm kiếm, không tầm không tứ.

Hoặc con có thể hình dung rằng thân thể khỏa thân trần trụi của con đang nổi bồng bềnh một cách nhẹ nhàng trên bề mặt của một đại dương lặng sóng, tĩnh tại và rồi sau đó lắng chìm vào trong nước. Hoặc nữa là con có thể giữ sự chú tâm của mình lên bất kỳ điều gì được ném vào một bình chứa đang nổi bồng bềnh chìm một nửa thân trên bề mặt tĩnh tại của dòng nước. Hay con có thể hình dung mình giữ một ngọn đuốc, từ ngọn đuốc có những ngọn lửa cháy sáng lan tràn ra ngoài lấp đầy toàn bộ vũ trụ. Sau khi thực hiện bất kỳ cách nào như trên, hãy thực hành một trong sự chăm chú, đăm đăm nhìn vào 3 thân.

Trong cách thông thường, trạo cử là kém nhất trong các khiếm khuyết này, nó giống như ngọn lửa của một dãy đèn bơ đang cháy sáng bị rung động mạnh bởi một luồng gió. Nó có thể được làm kiên cố nhờ việc cột hay nẹp chặt phần thấp hơn trong khi thực hành đại lạc của cổng thấp hơn.

Nếu con vẫn còn thiếu tỉnh táo sau khi thực hành những cách này, thì đó là một dấu hiệu của việc thiếu sự khế hợp nghiệp quả, vì vậy, trong trường hợp đó, hãy cố gắng bản thân mình trong việc tích tập các công đức…

Đức Liên Hoa Sinh
Trích từ kho tàng terma chỏm núi bách xù của Đạo Sư Liên Hoa Sinh