Những đau khổ của cõi người

Cõi Người 

Loài người phải chịu ba loại đau khổ chính, và bốn nguyên nhân đau khổ lớn lao là sinh, lão, bệnh và tử. Ngoài ra, còn có những loại đau khổ khác như sợ hãi khi gặp kẻ mình ghét, khi bị mất người thương yêu, và khổ sở khi không đạt được những gì mình muốn, hay khi gặp phải những điều không mong muốn.

Ba loại đau khổ chính yếu 

Đau khổ vì biến đổi 

Khổ về sự biến đổi là đau khổ mà ta cảm thấy khi trạng thái hạnh phúc đột nhiên chuyển thành đau khổ. Có khi chúng ta đang cảm thấy khỏe mạnh, hài lòng, no đủ sau một bữa ăn ngon, thì đột nhiên bị đau bụng quằn quại bởi những ký sinh trùng trong dạ dày chúng ta. Có khi ta hạnh phúc, và chỉ một lát sau thì có kẻ thùø cướp đoạt tài sản hay thú nuôi của ta; hay lửa cháy thiêu rụi nhà ta; hoặc đột nhiên chúng ta bị mắc bệnh hay bị ảnh hưởng bởi những thế lực xấu; hoặc nhận được những tin tức khủng khiếp – và ngay lập tức chúng ta bị nhấn chìm trong đau khổ.

Thật ra, bất kỳ biểu hiện hạnh phúctiện nghi hoặc quyền lực nào được tìm thấy trong vòng luân hồi đều không có một chút nền tảng bền vững nào, và về lâu dài, chẳng bao giờ có thể kháng cự lại được vòng quay của sự đau khổVì vậychúng ta cần nuôi dưỡng sự tỉnh giác với tất cả nhữùng biểu hiện hạnh phúctiện nghi hoặc quyền lực trong cõi luân hồi.

Đau khổ chồng chất đau khổ 

Chúng ta trải qua đau khổ nối tiếp, chồng chất đau khổ; trước khi một đau khổ chấm dứtchúng ta đã phải chịu thêm một đau khổ khác. Chúng ta bị bệnh cùi, và sau đó cũng lại thình lình bị phỏng; cũng như bị phỏng rồi lại bị thương. Cha chúng ta chết và sau đó không lâu mẹ ta cũng qua đời. Chúng ta bị kẻ thù săn đuổi, và thêm vào đóù, người thân yêu qua đời; và v.v… Dù chúng ta tái sinh ở đâu trong luân hồithời gian của chúng ta cũng đều bị tiêu hao trong đau khổ này chồng chất đau khổ kia, không có bất kỳ may mắn nào để được hạnh phúc trọn vẹn trong giây lát.

Đau khổ của tất cả những gì giả hợp 

Bây giờ, một số người có thể nghĩ rằng mọi sự đang diễn tiến hoàn toàn tốt đẹp với mình vào lúc này, và dường như chúng ta không bị đau khổ nhiều cho lắm. Thật ra, chúng ta hoàn toàn bị nhận chìm trong những nguyên nhân của đau khổ. Ngay cả chính thực phẩm, quần áo, nhà cửa, các vật trang hoàng và lễ hội là những thứ đem lại cho chúng ta khoái lạc, tất cả những thứ ấy đều được tạo ra bằng ác hạnh. Bởi vì tất cả mọi việc chúng ta làm, những việc ấy hoặc dựa trên nền tảng của ác hạnh, hoặc có liên hệ đến ác hạnh, chỉ có thể dẫn đến đau khổ mà thôi. Hãy lấy trà và bột lúa mạch tsampa* ra làm ví dụ để có thể hiểu rõ hơn.

Ở Trung Quốc, nơi trồng trà, số sinh vật nhỏ bé bị giết hại khi cây trà được trồng xuống rồi khi lá được hái, v.v… – qua đó, số sinh vật bị giết chết đó không thể tính đếm được. Sau đó trà được những phu khuân vác mang đi xa tận Dartsedo. Mỗi phu khuân vác mang 12 túi, mỗi túi có sáu bánh trà, chịu sức nặng quanh họ bằng dây buộc quanh trán làm da họ mòn đi. Nhưng ngay cả khi cái sọ đầu của họ lộ ra hết, hoàn toàn trắng bệch, thì họ vẫn phaiû tiếp tục. Từ Dotok trở đi, những con dzo, những con trâu yak và con la đảm nhiệm việc chuyên chở, lưng chúng muốn gẫy sum, bụng chúng bị đục thủng với những vết cắt, lông chúng loang lở từng mảng trầy xát. Chúng chịu đau khổ ghê gớm vì sự nô lệ này. Sự trao đổi trà chẳng là gì khác ngoài một loạt những lời thất hứa, lừa gạt và cãi cọ, cho tới cuối cùng trà được đổi chủ, thường là đổi để lấy những sản phẩm từ súc vật như len và da cừu non. Bây giờ nói tới chuyện len, vào mùa hè trước khi lông cừu bị xén, nó lúc nhúc đầy những bọ chét, ve và những sinh vật bé nhỏ khác nhiều vô kể như chính len vậy. Trong lúc xén lông, những con này bị đứt đầu, bị chặt làm hai hay bị lòi ruột. Số con không bị giết vẫn còn kẹt lại trong len và bị chết ngạt. Tất cả những việc làm này chỉ có thể dẫn tới những cõi thấp. Đối với da cừu non, hãy nhớ rằng những con cừu mới đẻ đều có đầy đủ những giác quan, và chúng biết cảm thấy sung sướng và đau khổĐúng lúc chúng đang vui hưởng những khoảnh khắc đầu tiên của cuộc sống, trong khi hoàn toàn khỏe mạnh, thì chúng lại bị giết. Có thể chúng chỉ là những con vật ngu dạituy nhiên chúng không muốn chết – chúng ham sống và đau khổ khi bị hành hạ và giết thịt. Đối với những con cừu mẹ có những đứa con bị giết, thì chúng là một ví dụ sống động về nỗi đau khổ mà một người mẹ mất đứa con duy nhất của mình phải trải qua. Vì thế, khi chúng ta suy nghĩ về việc sản xuất và buôn bán những sản phẩm như vậy, chúng ta có thể hiểu được rằng ngay cả một ngụm trà cũng chẳng thể làm gì khác ngoài góp phần vào việc đưa chúng ta đọa sinh trong những cõi thấp.

 * Trà và tsampa, lúa mạch nướng được xay mịn thành bột, là những thực phẩm chính yếu ở khắp xứ Tây Tạng. Trà Tây tạng được khuấy với sữa và bơ và được dùng thường xuyên suốt ngày. Tsampa được hòa  trộn với trà để làm thành một món ăn lập tức

Bây giờ hãy xem xét trường hợp của bột lúa mạch tsampa. Trước khi gieo lúa mạch, cánh đồng phải được cày xới, công việc đó khơi lên mặt đất tất cả mọi con sâu và côn trùng vốn sống ngầm dưới đất, và chôn vùi mọi sâu trùng vốn sống trên mặt đất. Những con bò cày tới đâu thì những con quạ và chim nhỏ bám theo sau, không ngừng săn bắt những con côn trùng bé nhỏ. Khi cánh đồng được tưới nước, tất cả sinh vật sống trong nước bị mắc cạn trên đất khô, trong khi mọi sinh vật đang sống ở đất khô lại bị chết đuối. Tương tự, vào mỗi giai đoạn gieo hạt, thu hoạch và đập lúa, số lượng chúng sinh bị giết thì không thể tính đếm. Nếu suy nghĩ về điều đó thì chúng ta hầu như đang ăn các côn trùng được nghiền thành bột vậy.

Cũng tương tự như vậy, bơ, sữa và những thực phẩm khác, “ba thực phẩm trắng” và “ba thực phẩm ngọt” mà chúng ta xem là thanh tịnh và không bị những hành vi ác hại làm ô nhiễm, thì hoàn toàn không phải như vậy. Phần đông những trâu yak con, những con bê và cừu đều bị giết. Những con không bị giết, thì ngay khi được sinh ra và thậm chí trước khi chúng có một dịp may được bú một miếng sữa ngọt của mẹ chúng, đã có một sợi thừng quanh cổ và bị cột vào một cái cọc mỗi khi dừng lại trên đường, để mỗi ngụm sữa – thức ăn và uống chính đáng của chúng – có thể bị đánh cắp để làm bơ và phó mát. Bằng cách rút mất tinh chất của thân bò mẹ là thứ rất cần thiết cho bò con, chúng ta để mặc chúng nửa sống nửa chết. Khi mùa xuân trở lại, những con bò mẹ già nua trở nên suy yếu tới nỗi thậm chí chúng không thể đứng dậy trong chuồng. Những con bê và cừu non hầu như chết đói. Những con còn sống sót thì yếu ớt và như một bộ xương, lảo đảo như sắp chết.

Tất cả những yếu tố mà chúng ta coi là những phần cấu tạo nên hạnh phúc – thực phẩm để ăn, quần áo để mặc, và bất cứ những hàng hóa và vật liệu nào chúng ta có thể nghĩ tới – đều được tạo ra bằng một cách tương tự và duy nhất là qua hành động bất thiệnHậu quả cuối cùng của tất cả những việc làm này là sự đau khổ vô tận của những cõi thấp. Do đó, mọi sự việc mà ngày nay có vẻ như tượng trưng cho sự hạnh phúc thì trong thực tế chỉ là đau khổ của tất cả những sự giả hợp.

Đau khổ của sinh lão bệnh tử 

Đau khổ khi sinh ra đời (Sinh khổ

Với loài người trong thế giới hiện nay, chúng ta thuộc loài được sinh ra từ thai tạng (thai sanh). Trước tiênthần thức của một chúng sinh trong trạng thái trung ấm phải nhập vào giữa sự hợp nhất tinh dịch của người cha và máu huyết của người mẹ. Sau đó thần thức đó phải trải qua nhiều kinh nghiệm đau đớn trong những giai đoạn khác nhau khi bào thai được hình thành, như miếng thạch hình tròn, như hình trái soan lầy nhầy, như hình thuôn dầy, như hình bầu dục vững chắc, hoặc khối u tròn căng cứng, và v.v… Một khi tay chân, các cơ quan và các giác quan được hình thành, cái thai sẽ bị nhốt bên trong tử cung tối tăm, hôi hám và ngạt thở, khổ sở như người bị ở trong tù. Khi người mẹ ăn thực phẩm nóng, thai nhi đau đớn như thể bị lửa đốt. Khi người mẹ dùng đồ ăn lạnh, nó cảm thấy như thể bị ném vào nước đóng băng; khi người mẹ nằm xuống, nó như thể bị chôn vùi dưới sức nặng của một quả đồi; khi mẹ ăn no, nó như thể bị ngạt thở giữa những tảng đá; khi người mẹ đói, như thể nó bị rơi từ một vách núi; khi người mẹ đi hay ngồi xuống, nó cảm thấy như thể bị gió vùi dập.

Tới lúc phải chào đời thì nghiệp lực xoay đầu đứa bé xuống, để nó sẵn sàng được sinh ra. Khi đứa bé bị đẩy xuống cổ tử cung, nó đau đớn như thể bị một người khổng lồ mạnh mẽ nắm lấy hai chân đập thật mạnh vào tường. Khi bị đẩy qua khỏi xương chậu, đứa bé cảm thấy như thể bị kéo qua cái lỗ trong một bàn kéo sợi.  Nếu tử cung mở quá hẹp, nó không ra được và sẽ phải chết. Quả thực, cả hai mẹ và con có thể chết trong khi sinh đẻ, và cho dù qua được thì họ cũng đã phải trải qua tất cả những kinh nghiệm đau đớn của lúc hấp hối. Như Đại Đạo Sư xứ Oddiyana có nói:

Cả mẹ và con đều đi nửa đường đến gần xứ sở của Tử Thần
Và mọi khớp xương của người mẹ, ngoại trừ xương hàm, bị vặn rời ra. 

Đứa bé phải kinh qua mọi sự đau đớn. Khi rơi xuống tấm nệm lúc chào đời, nó có cảm giác như bị rơi xuống một cái hố đầy gai. Khi được lau chùi lớp chất nhờn trên lưng thì nó có cảm giác như bị lột da sống. Lúc được tắm rửa, nó có cảm tưởng như bị đánh bằng gai. Khi được đặt vào lòng mẹ, nó cảm thấy như một con chim nhỏ bị diều hâu tha đi. Khi được thoa bơ trên đỉnh đầu thì nó có cảm giác như bị trói và ném xuống một cái lỗ. Được đặt trong nôi thì giống như bị bỏ vào bùn dơ. Mỗi khi đứa bé bị khổ vì đói, khát, đau bệnh và những thứ khác thì điều duy nhất mà nó có thể làm là la khóc.

Từ lúc được sinh ra, đến khi lớn lên và bước vào tuổi thanh niên, ta có cảm tưởng là có sự phát triển vàtăng trưởng. Nhưng sự thật là cuộc đời ta trở nên ngắn đi, càng ngày chúng ta càng tới gần cái chết hơn. Chúng ta bị thu hút trong những công việc tầm thường của cuộc đời này, hết cái này đến cái kia, chẳng có việc nào đi đến kết thúc, tất cả tiếp nối nhau như những con sóng trên mặt nước. Bởi vì tất cả mọi điều đều chỉ dựa trên ác hạnh nên kết cục chắc chắn là sẽ bị đoạ sinh vào những cõi thấp, và chịu đau khổ vô cùng tận.

Đau khổ của tuổi già (Già khổ

Khi chúng ta khiến bản thân mình phải bận rộn với những điều vụn vặt tầm thường và với những phận sự thế gian không bao giờ chấm dứt, thì nỗi đau khổ của tuổi già đã lén đến với ta mà không báo trước. Từng chút một, cơ thể ta mất đi sinh lựcChúng ta chẳng tiêu hóa nổi những thức ăn mà mình ưa thíchThị giác mờ đi, và chúng ta không còn có thể nhìn rõ những vật bé nhỏ hay ở xa. Thính giác cũng bắt đầu giảm sút và chúng ta không phân biệt được rõ ràng âm thanh và lời nói. Lưỡi không còn nếm được những gì mình ăn uống nữa, cũng không phát âm đúng những gì chúng ta muốn nói. Khi tinh thần suy yếutrí nhớ suy giảm và chúng ta bị nhầm lẫn và đãng trí. Răng cũng bị rụng nên không còn nhai được thức ăn cứng, và nếu ta có thể nói điều gì thì cũng trở thành những tiếng lầm bầm khó hiểu. Thân thể mất đi hơi ấm (nhiệt) nên ta không còn thấy ấm áp khi mặc quần áo mỏng manh. Sức khỏe sa sút nên ta không thể mang vác những vật nặng được nữa. Mặc dù chúng ta vẫn còn sở thích được sung sướng và hưởng thụ, nhưng ta không còn năng lực để hưởng thụ được nữa. Bởi vì kinh mạch và năng lực suy giảmchúng ta trở nên cáu gắt và thiếu kiên nhẫn. Bị mọi người coi thường, ta trở nên trầm uất và buồn chán. Trong cơ thể, các yếu tố (tứ đại) bị mất quân bình, nên đem lại nhiều tật bệnh và khó khăn. Chúng ta phải vật lộn mỗi khi cử động, như việc đi đứng cũng hầu như trở thành những việc không thể kham nổi. Ngài Jetsun Mila đã có hát rằng:

Một, bà đứng lên như thể nhổ một cây cọc khỏi mặt đất; 
Hai, bà đi rón rén như rình bắt chim; 
Ba, bà ngồi như một cái túi bị thả rơi. 
Khi ba dấu hiệu này cùng đến, hỡi bà già
Bà là một bà lão u buồn mà huyễn thân bà đã suy sụp

Một, da dẻ bà hằn những vết nhăn; 
Hai, bà gầy giơ xương, máu huyết thu rút; 
Ba, bà nửa ngây nửa dại, nửa đui nửa điếc. 
Khi ba dấu hiệu này cùng đến, hỡi bà già
Mặt bà nhăn nhúm với những vết hằn xấu xí

Một, quần áo rách rưới tả tơi và luộm thuộm; 
Hai, thức ăn uống sao nhạt nhẽo, lạnh tanh; 
Ba, bà ngồi trên chiếu mà dựa dẫm bốn bên. 
Khi ba dấu hiệu này cùng đến, hỡi bà già
Bà giống như một hành giả du già chứng ngộ bị người và chó giẫm đạp. 

Lúc già cả, khi muốn đứng lên chúng ta hoàn toàn không thể đứng một cách bình thườngChúng taphải đặt cả hai bàn tay lên sàn nhà như thể đang cố nhổ một cây cọc trên nền đất cứng. Khi đi, chúng ta gập người lại và không thể ngước cao đầu; và không thể nhanh chóng nhấc chân, hạ chân, chúng ta rón rén như một đứa trẻ rình bắt chim. Mọi khớp tay, chân bị viêm sưng đến nỗi ta không thể ngồi xuống từ từ. Ngược lại, toàn bộ sức nặng của ta lập tức đổ sầm xuống như một cái bị cói đứt dây treo.

Khi da thịt ta bị tiêu hao, da ta dãn ra, thân thể và mặt chúng ta đầy những vết nhăn. Với ít thịt và máu bao quanh, tất cả các khớp lộ ra hơn. Xương gò má và mọi đầu xương khác nhô lên dưới da. Trí nhớ bị suy giảmchúng ta trở nên trì trệ, mu mờ, đui điếc. Chúng ta không thể suy nghĩ sáng suốt và cảm thấy choáng váng xây xẩmSinh lực suy yếuchúng ta chẳng còn muốn ngó ngàng gì tới mình nên quần áo chúng ta mặc luôn luộn thuộm và sờn rách. Khi ăn, ta thường bỏ mứa và không thấy có mùi vị gì; mọi thứ ta ăn đều lạnh lẽo và nhạt nhẽo. Chúng ta cảm thấy nặng nề đến nỗi khó có thể làm được việc gì. Trên giường, chúng ta phải dựa dẫm tứ phía và không thể ngồi dậy. Bởi vậy, sự suy yếu của thân thể chúng ta đem lại nỗi phiền muộn và đau khổ tinh thần ghê gớm. Tất cả vẻ đẹp và sáng sủa trên khuôn mặt của chúng ta bị phai nhòa, da dẻ nhăn nheo và trán cũng hằn những nếp nhăn xấu xí của một tâm trạng không sung mãnMọi người xem thường chúng ta, và cho dù người ta bước qua đầu ta, ta cũng không thể dậy nổi. Chúng ta không phản ứng lại nữa, cứ như thể là những hành giả du già chứng ngộ và tịnh với bất tịnh không còn hiện hữu nữa. Không thể chịu đựng nỗi khổ của tuổi giàchúng ta muốn chết, nhưng thực ra càng tới gần cái chết chúng ta lại càng khiếp sợ nó.

Tất cả những điều này khiến những nỗi khổ mà chúng ta phải trải qua trong tuổi già, không khác biệt lắm với những đau khổ của chúng sinh trong các cõi thấp.

Đau khổ của bệnh tật (Bệnh khổ

Khi bốn yếu tố (tứ đại) tạo nên cơ thể chúng ta trở nên mất quân bình, mọi loại bệnh tật – những bệnh thuộc về gió, mật, đàm thấp và v.v… xuất hiện, và những cảm giác đau đớn, khổ sở xâm chiếm chúng ta.

Ngay khi những cơn đau nhức đầu tiên của bệnh tật tấn công – dù thân tâm ta trẻ trung tới đâu, dù ta mạnh mẽ và chói ngời tới đâu, dù cho ta đang ở trong thời kỳ sung mãn nhất– chúng ta vẫn sụp đổ như con chim nhỏ bị ném đá. Sức mạnh của ta biến mất. Chúng ta lún sâu xuống nệm, và bất cứ chuyển động nào dù nhẹ nhàng cũng rất khó khăn. Thậm chí việc trả lời khi có người hỏi thăm cũng là một cố gắng: giọng nói của ta dường như đến từ một nơi sâu thẳm và khó bật ra thành tiếng. Chúng ta cố nằm nghiêng bên phải, rồi bên trái, nằm ngửa, nằm sấp nhưng chẳng bao giờ có thể thoải máiChúng ta mất cảm giác ngon miệng và không thể ngủ được về đêm. Ngày lẫn đêm dường như dài vô tậnChúng ta phải chịu đựng uống thuốc đắng, chua, hay nóng, phải kiên nhẫn đối với việc đốt, lấy máu và mọi loại điều trị khó chịu khác. Ý nghĩ rằng bệnh tật này có thể làm ta chết đột ngột khiến chúng ta kinh sợ. Dưới sức mạnh của những thế lực bệnh hoạn và những gì không toàn vẹn của bản thânchúng ta có thể mất kiểm soát cả thân lẫn tâm, và khi những tri giác mê lầm thông thường của ta lên tới cực độ thì chúng ta bắt đầu có ảo giác. Thậm chí đôi lúc người bệnh còn tự tử. Những người đau khổ vì những loại bệnh tật như bệnh cùi, động kinh, họ bị mọi người bỏ rơi và để mặc họ suy ngẫm về số phận của mình; họ vẫn còn sống mà như thể đã chết.

Người bệnh thường không thể tự chăm sóc mình. Bệnh tật làm cho họ nóng nảy, và luôn tìm kiếm lỗi lầm nơi những gì người khác làm cho họ. Càng ngày họ càng trở nên khó tính hơn và hay chỉ trích hơn, và nếu bệnh tật của họ tiếp tục kéo dài, mọi người sẽ trở nên mệt mỏi khi săn sóc họ và không còn làm những gì họ đòi hỏi nữa. Nỗi bực dọc do bệnh tật của họ gây ra liên tục hành hạ họ.

Đau khổ của cái chết (Chết khổ

Khi cái chết tới gầnchúng ta sẽ nằm liệt giường và không còn sức để đứng dậy. Thậm chí khi nhìn thấy đồ ăn, thức uống, ta cũng chẳng còn cảm thấy thèm muốn nữa. Bị hành hạ bởi những cảm giác của người sắp chết, ta cảm thấy càng lúc càng tuyệt vọng và tất cả lòng can đảm cùng niềm tin của ta đều tan biến. Chúng ta có những điềm báo và những ảo giác về những gì đang chờ đợi mình. Đã đến lúc cho cuộc ra đi lớn lao. Gia đình và bạn bè tụ tập quanh ta, nhưng họ không thể làm gì để trì hoãn cuộc khởi hành của ta – chính bản thân ta phải trải qua nỗi khổ của cái chết, một cách hoàn toàn đơn độc. Ta cũng chẳng có cách nào để đem theo những vật sở hữu, dù chúng có thể nhiều tới đâu chăng nữa. Ta không thể tự mình buông bỏ những thứ đó, nhưng cũng biết rằng mình cũng không thể giữ được chúng. Sự hối hận tràn ngập trong tâm khi ta nhớ lại những hành nghiệp bất thiện đã làm. Ta khiếp sợ khi nghĩ về những đau khổ của các cõi thấp. Cái chết đến đột ngột. Nỗi sợ hãi phủ chụp lấy ta. Những tri giác về cuộc đời biến mất và thân thể lạnh dần.

Khi người hành nhiều ác nghiệp chết, họ nắm chặt lấy ngực mình khiến trên da đầy những dấu móng tay. Khi nhớ lại mọi ác hạnh của mình, họ run sợ vì bị tái sinh trong những cõi thấp. Họ tràn đầy hối hậnvì đã không thực hành Pháp trong khi có được sự tự do để làm điều đó, bởi đó là điều ích lợi duy nhấtvào lúc chết. Khi nhận ra điều đó, họ cảm thấy vô cùng đau khổ. Đó là lý do tại sao họ lại đấm ngực và để lại đầy những dấu móng tay ở đó khi chết. Có câu nói rằng:

Hãy xem một người ác hấp hối; 
Kẻ ấy là một vị thầy minh họa cho chúng ta thấy nghiệp quả của mọi hành vi

Thậm chí trước khi chết, những cõi thấp bắt đầu thâm nhập vào họ. Bất kỳ điều gì họ cảm nhận đều trở thành mối đe dọa. Mọi cảm giác đều khiến cho họ đau khổTứ đại tan rã, hơi thở khò khè và chân tay rũ liệt. Họ bắt đầu có các ảo giác. Đôi mắt trợn trừng, và khi họ từ giã đời này, Thần Chết sẽ đến gặp họ. Những ma quỷ trong trạng thái trung ấm xuất hiện, mà họ không có người che chở hay nơi nương tựanào.

Chẳng có gì bảo đảm rằng giây phút mà ta sẽ rời bỏ cuộc đời này, hoàn toàn trần trụi và trắng tay, sẽ không đến vào ngày hôm nay. Khi điều này xảy ra, điều duy nhất sẽ thực sự giúp đỡ chúng ta chính là Phật Pháp. Không có nơi nương tựa nào khác. Có câu nói rằng:

Trong thai tạng của mẹ, hãy chuyển tâm bạn hướng về Pháp; Ngay khi bạn chào đời, hãy nhớ nghĩ đến Giáo Pháp cho giây phút lià đời.

Bởi cái chết đến thật đột ngột, đối với người trẻ cũng như già, nên chúng ta phải bắt đầu thực hành Pháp ngay từ lúc sinh ra đời. Duy chỉ một mình Pháp sẽ giúp đỡ chúng ta vào lúc chết. Nhưng cho tới bây giờ chúng ta đã lãng quên cái chết, quá bận rộn trong việc đánh bại kẻ thù và giúp đỡ bạn bè, chăm sóc của cải và nhà cửa của mình, hoàn toàn bị gia đình và bằng hữu chiếm lĩnh. Nhưng nếu suy ngẫm về điều đó, thì việc để thời gian trôi qua như thế và chìm sâu trong tham, sân và si vì lợi ích của bạn bè và những người thân yêu, chính là một sai lầm khủng khiếp.

Những đau khổ khác của con người 

Nỗi sợ hãi gặp kẻ thù địch 

Chúng ta tiêu phí tất cả thời gian của mình để tìm kiếm giàu sang và thịnh vượng, và canh chừng sự giàu sang thịnh vượng đó cả ngày lẫn đêm. Nhưng cuối cùng thì ngay cả điều đó cũng không giúp cho ta khỏi phải chia sẻ tài sản của chúng ta với kẻ thù. Những kẻ cướp ngày, trộm đêm, chó hoang, chó sói, và những thú dữ khác hoàn toàn có thể bất ngờ tấn công ta mà không báo trướcRõ ràng là càng có nhiều của cải và tài sản thì ta lại càng thêm phiền não, để thâu đạt được những thứ ấy, để bảo vệ và cố gắng làm cho những thứ ấy tăng trưởng.

Ngài Long Thọ đã viết:

Việc tích lũy, canh chừng và làm cho của cải tăng trưởng sẽ làm bạn kiệt sức. Hãy hiểu rằng của cải trù phú chỉ đem lại sự suy tàn và hủy hoại. 

Ngài Jetsun Milarepa có nói:

Lúc bắt đầu, của cải làm bạn hạnh phúc và thèm thuồng
Nhưng dù có nhiều đến đâu, dường như chẳng bao giờ bạn thấy đủ. 
Trong khi đó, tâm bủn xỉn cột những nút thắt quanh bạn: 
Bạn không thể chịu đựng được khi phải dùng của cải vào việc cúng dường hay từ thiện
Sự giàu có của bạn hấp dẫn kẻ thù và những thế lực xấu, 
Và tất cả những gì bạn tích góp lại bị người khác tận dụng. 
Vào lúc cuối, con quỷ giàu có đặt cuộc đời bạn vào nỗi hiểm nghèo
Nản lòng biết bao khi đấy chỉ là việc trông nom tài sản cho kẻ thù! 
Ta (Milarepa) đã vứt bỏ khối nặng này là kẻ kéo lôi ta vào luân hồi sinh tử
Ta chẳng còn mong muốn nữa thứ yêu tinh cám dỗ này.

Những đau khổ của chúng ta có mối tương quan trực tiếp tương ứng với số lượng những gì ta sở hữu. Chẳng hạn, nếu ta sở hữu một con ngựa, ta sẽ lo nghĩ nó có thể bị kẻ thù chiếm đoạt hay bị ăn trộm; ta sẽ lo rằng liệu nó có đủ cỏ khô để dùng hay không. Chỉ một con ngựa thôi cũng đủ mang lại bao nhiêu phiền toái. Nếu ta có một con cừu, ta sẽ có nỗi phiền toái tương xứng với một con cừu. Nếu ta có một túi trà,* chắc chắn ta sẽ có nỗi phiền não đáng giá một túi trà.
* Đây là một cách dịch thoát từ ja’khor, một cách đo lường tương đương với bốn bánh trà Tây Tạng được ép chặt. 
Vì vậy hãy quán chiếu và thiền quán để hiểu rằng được sống trong an bình là điêàu quan trọng như thế nào, như câu ngạn ngữ cổ xưa có nói, “Không của cải, thì không kẻ thù.” Hãy tạo hứng khởi cho mình bằng những câu chuyện của chư Phật trong quá khứ và hãy nhổ bật gốc tất cả những tham luyến tiền bạc và của cải. Hãy sống bằng những gì mình nhận được như những con chim, và cống hiến hoàn toànbản thân mình vào việc thực hành Phật Pháp.

Nỗi sợ hãi mất người thân yêu 

Chúng ta sống trong thế giới luân hồi này và cảm thấy ràng buộc với những người mà ta đồng cảm và thù địch đối với những người khác. Vì lợi ích của gia đìnhđệ tử, đồng bào, bạn bè và những người thân yêu của ta, chúng ta sẵn sàng trải qua mọi thứ đau khổ. Dù là họ hàng hay bằng hữu thì không một ai trong số những người mà chúng ta có những sự ràng buộc này có thể sống mãi mãi, và không sớm thì muộn, chúng ta cũng buộc phải xa lìa họ. Họ có thể chết hay bôn ba ở những xứ khác, hoặc bị kẻ thù hoặc nguy hiểm đe dọa – và những nỗi khổ họ phải trải qua sẽ ảnh hưởng đến chúng ta còn sâu xa hơn cả nỗi khổ của chính chúng taĐặc biệt là các bậc cha mẹquan tâm quá nhiều tới con cái và thường xuyên lo lắng chúng có thể bị lạnh, đói hay khát, hoặc chúng có thể bị đau ốm hay chết. Trong thực tế, họ thương con tới nỗi thà họ chết còn hơn là để chúng phải đau khổ, và vì lợi ích của chúng, họ phải trải qua rất nhiều khổ não.

Nhưng dù chúng ta đau khổ quá nhiều vì nỗi lo sợ phải bị chia cách với bạn bè và người thân yêu, thì chúng ta nên suy nghĩ về những điều này thật cẩn thận. Liệu ta có thể quả quyết rằng những người thân yêu của ta thì đáng yêu như ta nghĩ không? Chẳng hạn cha mẹ ta nói thương chúng ta như con cái họ, nhưng cách họ thương yêu ta là một cách thức thương yêu lầm lạc và có hậu quả vô cùng tai hại. Bằng cách cố gắng cho chúng ta của cảitài sản và lập gia đình cho ta, cha mẹ ta đang cột chặt chúng ta vào với luân hồiCha mẹ dạy cho ta mọi thứ chúng ta cần để ta biết cách đối xử tốt hơn với các đối thủ của ta, cách quan tâm tới bạn bè, cách làm giàu, và dạy cho ta tất cả các kế hoạch tai hại khác, nhưng làm như vậy, thật sự là chỉ để cầm chắc một điều là chúng ta sẽ bị mắc bẫy không thoát ra được khỏi những cõi thấp. Các bậc làm cha mẹ chẳng thể làm được điều gì tệ hại hơn thế nữa.

Về phần con cái chúng ta, cả trai lẫn gái, lúc đầu chúng bú tinh chất từ thân ta, lúc lớn lên, chúng lấy thực phẩm khỏi miệng ta, và vào lúc cuối chúng lấy tài sản khỏi tay ta. Để đáp lại tình thương của ta, chúng nổi loạn chống lại chúng ta.

Chúng ta [trong khi làm cha mẹ] đã cho những đứa con trai tất cả tài sản mà chúng ta kiếm được suốt đời mình, không tính toán giá trị và chẳng quan tâm gì đến tất cả những hoạt động bất thiện, những nỗi khổ và sự phê bình chỉ trích mà ta đã phải nếm chịu – nhưng chúng vẫn không có lòng biết ơn tối thiểu. Cho dù ta cho chúng nhiều đồng tiền Trung Hoa bằng bạc, chúng cũng chắng biết ơn gì hơn bất kỳ người bình thường nào nhận được từ ta một nhúm lá trà. Chúng chỉ nghĩ rằng bất kỳ những gì của cha mẹ đều tự động thuộc về chúng.

Những kẻ chị em và con gái chúng ta cũng thế, họ ngốn nuốt tài sản của ta mà không một chút biết ơn.Chúng ta càng cho họ, thì họ càng muốn thêm. Nếu chúng ta chỉ có được chút ít, như một miếng lam ngọc giả dùng làm vật để đếm khi lần tràng hạt thì chị em và con gái ta cũng sẽ đến nịnh bợ khiến ta cũng phải buông nó ra để cho họ. Trong hoàn cảnh tốt đẹp nhất thì họ góp phần vào sự thịnh vượngcủa người khác, nhưng chẳng mang lại điều gì cho ta. Nhưng nếu giả dụ hoàn cảnh trở nên tệ hại thì chúng lại trở về nhà, mang theo sự ô danh và buồn tủi cho gia đình mình.*

Trong các nền văn hoá truyền thống Á Châu, cô dâu về nhà chồng cùng với của hồi môn của mình, nối kết với gia đình chồng. Nếu cuộc hôn nhân đổ vỡ, cô sẽ trở về nhà cha mẹ mình. 
Về phần những thân quyến và bạn bè khác của ta, họ đối xử với ta như đối với những vị Trời – đó là chừng nào mà chúng ta vẫn còn giàu cóhạnh phúc và mọi việc đang tiến triển hết sức tốt đẹp. Họ làm bất kỳ những gì có thể làm để giúp ta, và cho ta tất cả những thứ mà ta không cần. Nhưng nếu ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thì mặc dù ta chẳng làm điều gì tổn hại tới họ, họ sẽ đối xử với chúng ta như kẻ thù và đáp trả lại lòng tốt của ta bằng ác ý.

Tất cả điều này cho thấy rằng con trai, con gái, gia đình và bằng hữu chẳng có chút giá trị nào, như Ngài Jetsun Milarepa đã diễn tả trong bài đạo ca của Ngài:

Lúc ban đầu, con trai của bạn là một thiên thần nhỏ 
duyên dáng
Bạn thương nó nhiều đến mức không thể chịu nổi. 
Khi lớn lên, nó đòi hỏi quyền lợi thật hung tợn; 
Bạn cho nó mọi thứ, nhưng chẳng bao giờ nó thỏa mãn
Nó đem về nhà con gái của người khác, 
Xô đẩy cha mẹ nhân từ của nó ra ngoài. 
Khi cha gọi, nó chẳng thèm trả lời.
Khi mẹ gọi, thậm chí nó chẳng buồn nghe. 
Cuối cùng, nó giống như một người hàng xóm ở xa. 
Bạn tự hủy hoại chính mình khi nuôi dưỡng một tên lừa đảo như thế. Nản lòng biết bao khi sinh ra kẻ thùcủa chính bạn! Ta (Milarepa) đã ném đi bộ yên cương này là thứ trói buộc ta vào luân hồi. Ta không cần bất kỳ ai trong những đứa con trai thế tục ấy. 

Rồi Ngài tiếp tục:

Vào lúc đầu đứa con gái là một thiên nữ bé nhỏ xinh tươi,
Hống hách độc chiếm mọi tài sản tốt lành nhất của bạn. 
Lớn lên, nó không ngừng đòi hỏi quyền lợi
Công khai yêu sách cha đủ mọi điều, 
Và kín đáo lấy trộm của mẹ. 
Không bao giờ thỏa mãn với những gì được cho. 
Nó là nguồn thất vọng của bậc cha mẹ nhân từ.
Cuối cùng, nó là con yêu tinh mặt đỏ: 
Khi mọi việc tốt đẹp, nó là báu vật cho người khác, 
Khi mọi việc tệ hại, nó sẽ đem tai hoạ tới cho bạn. 
Nản lòng biết bao, con quỷ phá hoại này! 
Ta (Milarepa) đã ném đi nỗi buồn khôn nguôi này. 
Ta không muốn một đứa con gái sẽ dẫn ta tới chỗ hủy diệt. 

Cuối cùng:

Vào lúc đầu, bạn bè tươi cười khi gặp bạn, 
Và cả thung lũng âm vang “Hãy vào đây!” và “Mời ngồi!” 
Trung cuộc, họ đáp lại lòng hiếu khách của bạn bằng thịt 
và bia, 
Món đổi món, đáp trả chính xác từng cái một. 
Cuối cùng, họ gây tranh chấp trên sự thù ghét hay tham 
luyến. 
Nản lòng biết bao, những người bạn xấu ác này với tất cả 
những tranh cãi của họ! 
Ta (Milarepa) đã từ bỏ những bạn bè ăn nhậu lúc thảnh 
thơi. 
Ta không muốn bất kỳ bằng hữu thế tục nào. 

Nỗi khổ của ham muốn không đạt được 

Trong thế gian này, không ai trong chúng ta không muốn được hạnh phúc và được cảm thấy sung sướng; nhưng chẳng ai trong chúng ta đạt được những gì mình mong muốn. Ví dụ, có gia đình cố gắngxây nhà để được sống cho tiện nghi, nhưng ngôi nhà sụp đổ và đè chết họ. Có người muốn ăn để thoả mãn cơn đói, nhưng thực phẩm làm họ bị bệnh và gây nguy hại cho mạng sống của họ. Có những người lính chiến đấu, hy vọng sẽ chiến thắng, và lập tức bị giết. Có đoàn thương nhân tiến hành những chuyến đi buôn viễn du, với hy vọng chắc chắn sẽ kiếm được lợi nhuận, nhưng bị tấn công và trở nên nghèo khổ. Dù chúng ta có hao tốn bao công sức để kiếm tìm hạnh phúc và của cải trong cuộc đời này, nhưng chúng ta sẽ không thể đạt được những điều ta mong muốn, ngay cả việc thoả mãn cơn đói trước mặttrừ phi nào những hành nghiệp trong quá khứ của chúng ta có thể tạo đủ duyên lành để những việc đó trổ quả. Những gì chúng ta làm đều gây nên phiền não cho mình và người khác. Chỉ duy một điều chúng ta có thể chắc chắn là ta sẽ không thể thoát khỏi đáy sâu của các tầng địa ngục. Đó là lý do tại sao một tia lửa nhỏ công đức cũng đáng giá là hơn một trái núi nỗ lực.

Những hoạt động luân hồi tiếp nối, không bao giờ chấm dứt, liệu chúng có ích lợi gì không? Tất cả mọi nỗ lực của chúng ta trong vòng quay luân hồi từ vô thủy chỉ nhằm đạt được những gì ta mong muốn, song chúng lại không đem lại cho ta điều gì ngoài sự đau khổ. Nếu như những năng lực mà ta đã dành trong quá khứ cho những mục đích thế gian, hoặc trong những năm đầu, hoặc trong những năm cuối của chỉ duy nhất một cuộc đời, nếu ta hiến dâng những năng lực này cho Phật Pháp thì giờ đây chắc chắn chúng ta đã chứng thành Phật quả. Và cho dù không đạt được như vậy, có một điều chắc chắn là ít nhấtchúng ta sẽ không bao giời phải hứng chịu đau khổ trong những cõi thấp nữa.

Chúng ta nên thiền quán như sau: giờ đây là lúc ta hiểu rõ sự khác biệt giữa những gì ta nên làm và không nên làm, hãy ngưng việc đặt hy vọng lớn lao nơi những công trình của luân hồi, vì chúng là những thứ mà ta sẽ chẳng bao giờ hoàn tất được – thay vào đó, hãy thực hành Giáo Pháp chân chính, bởi vì chắc chắn chỉ có nương vào đó mà mới có được sự thành tựu.

 Nỗi khổ vì gặp điều không mong muốn

Không ai trên thế gian này ước muốn bất kỳ loại đau khổ nào đã được mô tả ở đây, tuy nhiên chúng ta luôn phải trải qua đau khổ dù có muốn hay không. Chẳng hạn, có những người, do những hành nghiệptrong quá khứ, phải làm bộ hạ của một kẻ thống trị hay làm nô lệ của kẻ giàu cóTrái với ước muốn của họ, họ hoàn toàn phải phụ thuộc vào ý muốn của chủ, không có được một giây phút tự do nào. Họ có thể bị trừng phạt thật nặng nề vì một lỗi lầm rất nhỏ mà chẳng thể làm được gì về việc đó cả. Cho dù họ bị dẫn đến nơi hành hình, họ biết rằng họ cũng không thể trốn thoát.

Chúng ta luôn luôn phải gặp những gì mình không mong muốn. Như Đấng Toàn Giác Longchenpa có nói:

Bạn thích sống với gia đình và những người thương yêu 
Mãi mãi, nhưng chắc chắn là bạn phải bỏ lại họ. 
Bạn thích được giữ căn nhà xinh đẹp của mình 
Mãi mãi, nhưng chắc chắn là bạn phải để lại phía sau. 
Bạn thích được hưởng thụ hạnh phúcgiàu sang và an 
nhàn 
Mãi mãi, nhưng chắc chắn là bạn phải đánh mất chúng. 
Bạn thích giữ đời người tuyệt hảo này với những tự do và 
thuận lợi 
Mãi mãi, nhưng chắc chắn là bạn phải chết. 
Bạn thích được học Giáo Pháp với vị Thầy phi thường của 
bạn 
Mãi mãi, nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ phải chia ly. 
Bạn thích được ở bên những thiện tri thức tốt lành
Mãi mãi, nhưng chắc chắn là bạn sẽ phải rời xa. 
Ô những người bạn của ta, những người đã vỡ mộng về 
cõi luân hồi
Ta, kẻ ăn mày vô-Pháp*, thúc đẩy các bạn: 
Từ hôm nay, hãy mặc áo giáp tinh tấn, bởi đã tới lúc 
Phải băng qua sinh tử để đến xứ sở của đại lạc là nơi 
không có sự cách ngăn. 

Của cảitài sảnsức khỏehạnh phúc và được nhiều người mến mộ, tất cả đều là kết quả của thiện hạnh trong quá khứ.
* Các tác giả Tây Tạng thường tự ám chỉ mình với sự cực kỳ khiêm tốn trong cách nói này. 

Nếu ta tích lũy thiện hạnh trong quá khứ, thì kết quả là tất cả những điều này sẽ đến với ta một cách tự nhiên, cho dù có muốn hay không. Nhưng nếu không có thiện hạnh thì dù nỗ lực đến đâu chăng nữa, ta cũng không đạt được những gì mong muốn. Tất cả những gì ta sẽ thâu hoạch được là những thứ ta ít mong muốn nhất. Vì thế, khi thực hành Pháp, ta phải dựa vào kho tài sản vô tận là sự hài lòng với bất kỳ những gì sẽ xảy đến. Nếu không, một khi bắt đầu tu tập chắc chắn là những tham vọng thế gian của ta trong đời này sẽ làm cho ta phiền não và khiến cho các bậc linh thánh phải phật lòng. Ngài Jetsun Mila có hát rằng:

Những gì mà đức Thế Tôn, Đấng Chiến Thắng, đã giảng 
dạy, chủ yếu là Làm thế nào thoát khỏi tám mối quan tâm tầm thường. Nhưng hỡi những kẻ tự cho là uyên bác thời nay – Không phải là những mối quan tâm thế tục ấy còn nảy nở 
lớn hơn trước nữa hay sao? 

Đấng Chiến Thắng đã giảng dạy những giới luật để tuân 
theo Nhờ đó người ta có thể rút lui khỏi tất cả mọi việc đời. Nhưng các vị tu sĩ thời nay, những kẻ tuân theo giới luật 
này – Không phải là những công việc thế gian của họ lại còn nhiều gấp bội lần hơn trước hay sao? 

Ngài dạy làm thế nào để sống như những bậc hiền thánh ngày xưa, Nhờ đó người ta có thể cắt đứt những ràng buộc với bạn bè và thân quyến. Nhưng những kẻ sống như những bậc thánh thời nay – 
Chẳng quan tâm là người ta tới thăm họ thậm chí còn nhiều hơn trước hay sao? 

Tóm lạitu tập mà không nhớ tới cái chết,
Thì bất cứ Giáo Pháp nào cũng vô ích

Nhân loại sống trong thời buổi suy thoái ở bốn trung châuđặc biệt là tại đây ở cõi Diêm Phù Đề(Jambudvipa – cõi người) này, bị tước đi ngay cả những cơ hội hạnh phúc nhỏ bé nhất. Cuộc sống của họ tràn ngập đau khổ. Ngày nay, sự suy thoái ngày càng tăng tốc độ với mỗi một năm qua, với mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi bữa ăn, mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối. Đại kiếp đang đi từ chỗ xấu tới tệ hại hơn. Giáo lý của Đức Phật và hạnh phúc của chúng sinh đang suy tàn mỗi lúc càng nhiều hơn. Hãy suy ngẫm về tất cả những điều này và hãy phát khởi một tâm cảm chán ngán luân hồiĐặc biệt, châu Diêm Phù Đề này có thể cho ta thấy rất rõ cái mãnh lực đặc biệt của sự trổ quả của nghiệp,60 là điều làm cho mọi sự khó có thể lường trước được – cho dù là tốt hay xấu, dễ chịu hay khó chịu, cao hay thấp, Pháp hay phi-Pháp. Ta cần tự mình thấu hiểu sự vật ra sao, và hãy giữ cho tâm thức được hoàn toàn minh bạch về những gì nên làm và những gì nên tránh. Hãy đưa lời khuyên của Đấng Toàn Giác Longchenpa vào thực hành:

Đôi khi hãy nhìn vào những gì bạn thấy là thuận lợi; Nếu bạn biết đøó chỉ là tri kiến, mọi sự bạn kinh qua sẽ trở nên lợi lạc.61
Đôi khi hãy nhìn vào những gì bạn thấy là bất lợi và tai hại; Điều này thì tối yếu, sẽù khiến bạn kinh sợ cách bạn nhìn sự việc một cách mê lầm.
Đôi khi hãy nhìn vào bạn bè của mình và các bậc Thầy của những người khác; Việc phân biệt người tốt với người xấu sẽ khiến bạn hứng khởi trong tu tập.62
Đôi khi hãy nhìn vào sự phô diễn kỳ diệu của tứ đại trong không gian; Bạn sẽ thấy làm thế nào mọi tạo tác lắng xuống trong chân tánh của tâm.63
Đôi khi hãy nhìn vào xứ sở, nhà cửa và tài sản của bạn; Khi thấu hiểu chúng là mộng huyễn, bạn sẽ cảm thấy ghê sợ trước cách nhìn lầm lạc của bạn.
Đôi khi hãy nhìn vào của cải và tài sản của người khác; Khi thấy họ đáng thương ra sao, bạn sẽ bỏ đi tham vọng của cõi luân hồi

Tóm lại, khi quán chiếu bản tánh của mọi việc trong tất cả những nét vẻ đa dạng, Bạn sẽ tiêu diệt được mê lầm của sự bám chấp vào mọi thứ như là thật. 

Đức Patrul Rinpoche
Trích: Lời vàng của Thầy tôi