Sử dụng trên con đường hai điều khó có thể chịu được

Hai điều khó có thể chịu được là:
  • Bị đối xử không công bằng để đáp lại lòng tốt, và
  • Sự lăng nhục.

    1. Sử dụng trên con đường việc bị đối xử không công bằng để đáp lại lòng tốt.

    Thậm chí nếu người tôi yêu quý, chăm sóc như đứa con của riêng mình. Coi tôi là kẻ thù, yêu quý họ hơn nữa. Như bà mẹ yêu quý đứa con ốm yếu, là Pháp hành của một vị Bồ Tát.

Nếu bạn làm điều gì đó tốt cho người khác, trông chờ họ đáp lại hay hy vọng mọi người kính trọng bạn là một vị Bồ Tát là một lỗi lầm. Mọi thái độ như vậy đều khác xa động cơ chân chính của Tâm bồ đề. Bạn không nên trông chờ sự đền đáp; bạn cũng không nên xao lãng khi người ta đáp lại một cách vô ơn. Ai đó mà vì họ bạn đã gây nguy hiểm đến cả tính mạng có thể đáp lại lòng tốt với sự căm thù, ghét bỏ hay gây hại. Nhưng hãy chỉ yêu hắn nhiều hơn. Một người mẹ với đứa con duy nhất tràn đầy tình yêu thương cho con dù nó làm gì. Trong khi bà cho con bú, đứa trẻ có thể cắn rất đau, nhưng bà không bao giờ tức giận hay ít yêu thương con hơn. Dù điều gì xảy ra, bà cũng tiếp tục chăm sóc đứa con nhiều nhất có thể.

Rất nhiều người không có vận may gặp được một vị Thầy tâm linh như bạn, và vì thế không thể tìm ra con đường thoát khỏi vô minh. Họ cần sự giúp đỡ và lòng từ bi của bạn nhiều hơn bất kỳ ai khác, dù họ có hành xử xấu xa thế nào. Hãy luôn nhớ rằng những người làm hại bạn là nạn nhân của các cảm xúc của chính họ. Hãy nghĩ sẽ tốt nhường nào nếu họ có thể thoát khỏi các cảm xúc của họ. Khi một đứa trẻ thiếu suy nghĩ làm điều sai với một người trưởng thành chu đáo, người trưởng thành sẽ không cảm thấy thù ghét, mà sẽ cố gắng giúp đứa trẻ tiến bộ với tình yêu thương lớn lao.

Gặp một người thực sự làm hại bạn là việc gặp được một kho tàng hiếm và quý giá. Hãy kính trọng người đó và tận dụng tối đa cơ hội tiêu trừ các lỗi lầm và tiến bộ trên con đường. Nếu bạn không thể cảm thấy tình yêu thương và lòng bi mẫn với những người đối xử tệ bạc, nó là một dấu hiệu rằng tâm bạn vẫn chưa được chuyển hóa hoàn toàn và bạn cần tiếp tục làm việc với nó với sự áp dụng nhiều hơn.

Một vị Bồ Tát chân chính không bao giờ hy vọng phần thưởng. Ngài đáp lại sự cần thiết của người khác một cách tự nhiên, với lòng từ bi tự nhiên. Nhân quả là không sai lầm, bởi vậy các hành động làm lợi lạc người khác của ngài chắc chắn sẽ có kết quả – nhưng ngài không bao giờ dựa dẫm vào nó. Chắc chắn ngài không bao giờ nghĩ rằng người ta chưa biết ơn đủ, hay họ cần phải đối xử với ngài tốt hơn. Nhưng nếu ai đó làm hại ngài, sau đó thay đổi hành vi, và được thiết lập trên con đường và đạt giải thoát, đó là điều khiến một vị Bồ Tát hoan hỉ chân thành và hoàn toàn hài lòng.

2. Sử dụng sự lăng mạ trên con đường

Phần tiếp theo xem xét làm sao chúng ta có thể giải quyết sự lăng mạ để đáp lại lòng tốt.

Thậm chí nếu kẻ ngang hàng hay thấp kém hơn tôi. Vì lòng kiêu mạn làm tất cả để hạ thấp tôi, kính trọng họ giống như vị thầy trên đỉnh đầu tôi là Pháp hành của một vị Bồ Tát.

Ai đó có cùng khả năng hay địa vị với bạn, hoặc thấp kém hơn, không có bất kỳ phẩm tánh tốt nào, có thể – mặc dù được bạn đối xử lịch sự và chu đáo – lại chỉ trích bạn chỉ vì lòng tự phụ và sự kiêu mạn, và cố gắng lăng mạ bạn theo rất nhiều cách. Khi những chuyện như thế xảy ra, đừng nổi giận hay buồn, hoặc cảm thấy bị xử tự.

Thay vào đó, hãy nhìn và kính trọng người đó như vị Thầy từ bi của bạn, đang chỉ cho bạn con đường đến giải thoát. Hãy cầu nguyện rằng bạn có thể làm điều gì tốt cho họ. Bất cứ điều gì xảy ra, đừng mong chờ thời khắc trả thù. Khả năng kiên nhẫn chịu đựng sự khinh bỉ và vết thương từ những người thiếu đi sự giáo dục, sức mạnh và kỹ năng như bạn là điều đặc biệt đáng ngưỡng mộ. Giữ hạnh khiêm cung trong khi kiên nhẫn chịu đựng những lời nhục mạ là cách hữu hiệu để chống lại tập khí hằn sâu là chỉ thích hạnh phúc và thỏa mãn cho riêng mình.

Đừng bao giờ tự hào, mà thay vào đó hãy luôn khiêm tốn và coi người khác ở bên trên bạn, như thể bạn mang họ trên đầu. Người ta thường nói:

Mang tất thảy chúng sinh trên đầu là ngọn đuốc và cờ của chư Bồ Tát.

Vị thầy vĩ đại Drom Tonpa Gyalwai Jungne thậm chí sẽ đi nhiễu quanh một con chó ở rìa đường, với nhận thức về Phật tánh nó sở hữu giống như mọi chúng sinh.

Tác giả: Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche

Nguyên tác: Trái Tim Từ Bi