Lương Hoàng Sám – Quyển 3 – Nói rõ Quả báo

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng trước đã thuật rõ tội báo của ác nghiệp. Vì hoạn lụy của ác báo cho nên trái với nghiệp thù thắng tốt đẹp. Vì ác nghiệp nên phải đọa trong ba đường dữ trải khắp ác thú và sanh ra ở nhơn gian để chịu trả quả báo đau khổQuả báo đau khổ như thế đều do nhơn duyên tức đối đời trước đem lại. Bây giờ xả thân nầy chịu thân khác để chịu trả quả báo mãi mãi không thôi.

Bởi thế chư Phật và chư Đại Bồ tát dùng sức thần thông thiên nhãn, thấy hết thảy chúng sanh trong ba cõi khi hết phước rồi, cứ theo nghiệp báo mà đọa vào các chỗ khổ. Thấy chúng sanh từ cõi trời vô sắc giới do tâm đắm trước thiền định. Thoạt vậy mạng chung, hết phước đọa xuống cõi trời dục giới.Vì hết phước nên cũng có khi đọa làm cầm thú. Những chúng sanh ở cõi trời sắc giới, khi hết phước cũng phải sa đọa như vậy. Từ chỗ thanh tịnh đọa xuống dục giới là chỗ không thanh tịnh vì ở chỗ không thanh tịnh nên trở lại thọ lấy dục lạcChúng sanh ở sáu cõi trời dục giới khi hết phước đọa xuống địa ngục chịu vô lượng khổ.

Chư Phật và Bồ tát lại thấy chúng sanh ở trong nhơn đạo, nhờ sức tu thập thiện được sanh làm người. Ngay trong thân người cũng có lắm khổ khi mạng chung phần nhiều lại đọa vào các đường ác.

Lại thấy chúng sanh trong đường súc sanh chịu lắm khổ não, bị đánh đập xua đuổi, chở nặng, đi xa, đau đớn khốn khổ, trày vai trợt cổ, sắt nóng thiêu thân.

Lại thấy chúng sanh trong đường ngã quỉ thường bị đói khát khổ sở, bị lửa thiêu thân như ở thời mạt kiếpNếu không nhờ một mảy căn lành để cứu vớt thì vĩnh kiếp không thể giải thoát. Nếu có được chút phước thì được sanh lên làm người nhưng thân hình ốm yếu, nhiều tật bệnh và sống yểu chết non.

Vậy Đại chúng nên biết thiện ác như hai bánh xe theo nhau chưa từng tạm nghỉ thì quả báo cũng do đó mà liên tiếp không thôi, xoay vần như sợi dây xích chuyền nối mãi mãi.

Sang hèn giàu nghèo đều tùy hạnh nghiệp của mỗi người mà chịu trả quả báo.

Không phải sang hèn như vậy mà không có nguyên nhơn, không lẽ vô cớ mà có quả báo sang hèn như vậy, thì rất phi lý.

Trong kinh Phật dạy rằng:

– Làm người, giàu sangquốc vươngtrưởng giả là do cái nhơn đời trước lễ bái phụng sự Tam bảo mà ra.

– Làm người giàu có to lớn là do cái nhơn đời trước bố thí mà ra.

– Làm người sống lâu là do cái nhơn đời trước không sát sanh mà ra.

– Làm người đoan chánh là do cái nhơn đời trước nhẫn nhục mà ra.

– Làm người siêng tu là do cái nhơn đời trước không biếng nhác mà ra.

– Làm người có tài ba sáng suốt, hiểu rộng thấy xa là do cái nhơn đời trước tu trí huệ mà ra.

– Làm người có âm thanh trong trẻo là do cái nhơn đời trước ca vịnh tán thán Tam bảo mà ra.

– Làm người sạch sẽ không tật bệnh là do cái nhơn đời trước từ tâm mà ra.

– Làm người thân hình cao lớn tốt đẹp là do cái nhơn đời trước kính nhường người mà ra.

– Làm người thân hình thấp hèn nhỏ bé là do cái nhơn đời trước khinh khi người mà ra.

– Làm người thân hình xấu xa là do cái nhơn đời trước hay giận hờn mà ra.

– Làm người vô tri, không hiểu biết gì hết là do cái nhơn đời trước không học hỏi mà ra.

– Làm người ngu xuẩn đần độn là do cái nhơn đời trước không dạy bảo người mà ra.

– Làm người câm ngọng là do cái nhơn đời trước hay hủy báng người mà ra.

– Làm người hay bị kẻ khác sai khiến là do cái nhơn đời trước mắc nợ người không trả mà ta.

– Làm người da đen xấu xí là do cái nhơn đời trước che ánh sáng quang minh của Phật mà ra.

– Làm người sinh vào nước lõa hình là do cái nhơn đời trước ăn mặc quần áo mỏng manh suồng sã, cho mình là hơn người mà ra.

– Làm người sanh vào nước móng ngựa là do cái nhơn đời trước đi giầy dép tưởng mình là hơn người, dành đi trước mà ra.

– Làm người sanh vào nước xuyên ngực là do cái nhơn đời trước bố thí làm phước, rồi sanh tâm hối hận tiếc của mà ra.

– Làm người sanh trong loài hưu nai là do cái nhơn đời trước dọa nạt người, làm người khiếp sợ mà ra.

– Làm người sanh trong loài rồng là do cái nhơn đời trước ưa dỡn cợt múa nhảy mà ra.

– Làm người thân hình sinh lở ghẻ dữ là do cái nhơn đời trước ưa đánh đập chúng sanh mà ra.

– Làm người được người thấy mình liền sanh tâm hoan hỷ là do cái nhơn đời trước mình thấy người cũng sanh tâm hoan hỷ.

– Làm người hay bị quan bắt giam cầm là do cái nhơn đời trước hay bắt giam cầm chúng sanh trong lồng trong chậu mà ra.

– Làm người ngồi nghe thuyết pháp mà nói chuyện làm loạn động tâm người khác, sau sẽ đọa trong loài chó trập tai.

– Làm người ngồi nghe thuyết pháp mà không để ý nghe cho hiểu sau sẽ đọa trong loài lừa dài tai.

– Làm người tham ăn một mình, keo rít, bỏn xẻn, sau sẽ đọa loài quỉ đói. Hết kiếp quỉ đói sanh ra làm người bần cùng đói khát.

– Làm người đem đồ ăn dở cho kẻ khác, sau sanh làm heo lợn loài bọ hung.

– Làm người hay cướp giựt của kẻ khác, sau đọa làm dê, bị kẻ khác lột da ăn thịt.

– Làm người ưa trộm cướp của kẻ khác, sau đọa làm trâu ngựa, bị người sai khiến.

– Làm người ưa nói vọng ngữ, tuyên truyền điều xấu của kẻ khác, sau đọa địa ngục, bị quỉ sứ rót nước đồng sôi vào miệng, kéo dài lưỡi ra cho trâu cày. Tội hết rồi, người ấy sanh làm chim cù dục, chim cú, người nghe tiếng nó kêu, ai cũng sợ hãi, cho là yêu quái, đều nguyền rủa cho nó chết.

– Làm người ưa uống rượu say, sau đọa vào địa ngục phất sí (nước phẩn sôi trào). Tội hết rồi người ấy sanh vào loài tinh tinh. Hết nghiệp tinh tinh, được sanh làm người, ngoan độn, ngu si, không ai đếm sỉa đến.

– Làm người tham lường sức mạnh của kẻ khác, sau sẽ đọa làm voi.

Than ôi! Ở địa vị giàu sang, làm người trên trước mà đánh đập kẻ dưới. Kẻ dưới không biết thưa kiện với ai. Những người như thế, chết vào địa ngục, kể cả ngàn vạn năm, chịu quả báo đau khổ.

Từ địa ngục ra, lại đọa làm trâu, bị xâu xỏ mũi miệng dắt thuyền kéo xe, roi gậy to lớn đánh đập khổ sở, để đền lại nợ oan trái ngày xưa.

Lại nữa, người ăn ở dơ bẩn là từ trong loài heo mà đầu thai ra.

Người xan tham keo kiết, không tự xét mình là từ trong loài chó mà đầu thai ra.

Những người gầm gừ, tự dụng một mình là từ trong loài dê mà ra.

– Người có tánh táo bạo, nóng nảy, không hay nhẫn nhục là từ trong loài khỉ, vượn, hầu mà đầu thai ra.

– Người có thân hình tanh hôi là từ trong loài cá trạnh mà đầu thai ra.

– Người có tâm thâm hiểm, độc ác là từ trong loài rắn độc mà đầu thai ra.

– Người không có từ tâm tàn nhẫn, bạo hại, là từ trong loài hổ báo, sài lang mà đầu thai ra.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng, đã sanh ra làm người trong thế gian bị nhiều bệnh, chết sớm, biết bao thống khổ không thể kể xiết, như thế là do ba nghiệp gây ra, nên khiến người “tu hành” phải mắc lấy quả báo trong ba đường dữ.

Sở dĩ có ba đường dữ là vì có tham sân si. Vả lại cũng vì có ba độc tham sân si ấy mà người tự thiêu đốt lấy mình, miệng thường nói ác, tâm thường nghĩ ác, thân thường làm ác.

Do các điều ác ấy làm cho thân người thường chịu các khổ não, không cùng tận. Đến khi mạng chung, hồn côi bơ vơ. Mình làm mình chịu, cha mẹ vợ con không thể cứu được.

Thoạt vậy trong nháy mắt, đến chốn Diêm vươngngưu đầungục tốt ở trong địa ngục không kể tôn ti, chỉ xét sổ tội phước, kiểm điểm nặng nhẹ, thiện ác nhiều ít, trong lúc sanh tiền đã làm thế nào thì thần thức tự thú tội, không dám che giấu. Do vì nhơn duyên ấy nên phải theo nghiệp mà chịu trả quả báo, đến chỗ khổ hay vui là do mình làm mình chịu mờ mờ mịt mịt ly biệt lâu dài, đường ai nấy đi, không bao giờ gặp nhau trở lại.

Vả lại, các vị thiên thần ghi chép thiện ác của người không thiếu sót mảy may. Người thiện làm lành được phước thêm tuổi, người ác làm dữ, giảm thọ thêm khổ. Cứ xoay vần như vậy, mãi mãi rồi lại đọa làm quỉ đói. Hết kiếp quỉ đói, thoát ra làm súc sanh. Tội khổ vô lượng không thể chịu nổi, không bao giờ cùng.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng đều nên phải tự tỉnh ngộ mà sanh tâm hổ thẹn.

Trong kinh Phật dạy rằng: “Làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ”. Nhưng trong đời ngũ trược ác thếchúng ta không nên làm ác; làm lành không mất quả lành, làm ác tự rước lấy tai họa.

Chớ cho khinh thoát lập ra pháp sám nầy.

Kinh dạy rằng: “Chớ khinh điều thiện nhỏ cho là không phước, giọt nước tuy nhỏ, chảy lâu cũng đầy bát to”.

Không chứa thiện nhỏ lấy gì có phước to để thành Thánh thành Phật, chớ khinh ác nhỏ mà nói là không có tội. Ác nhỏ chứa lại lâu ngày cũng đủ mất thân.

Đại chúng nên biết: Lành dữ họa phước đều do tâm tạo. Nếu không tạo nhơn thì không có kết quả. “Ương họa chứa lại, tội thành to lớn”. Chúng ta mắt thịt không thể thấy. Đó là lời Phật dạy ai dám không tin.

Chúng con đã cùng nhau vô phước, sanh vào đời mạt phápnếu không siêng năng học tập tu hành, không tự sức mình làm lành đến phút cuối cùng, tắt thở, khi ấy ăn năn đã muộn. Tuy vậy bây giờ đã cùng nhau thấy biết hết thảy tội lỗi như trong kinh đức Phật đã dạy: Người đã biết tội mình há lại không biết bỏ ác theo lành hay sao?

Đời nay nếu không dụng tâm xả thân cầu đạo quyết phải đọa địa ngục. Vì sao mà biết?

Vì trong lúc làm tội ôm lòng độc ác, mạnh mẽ nóng nảy, giận hờn, gắt gao, sâu sắc. Như giận một người nào quyết muốn cho người ấy chết. Nếu ghét một người nào, không ưa thấy điều tốt của người ấy. Nếu hủy báng một người nào, quyết khiến cho người ấy lâm cảnh vào cảnh khổ. Nếu đánh một người nào, quyết khiến cho người ấy đau đớn thấu trời thấu đất.

Khi giận hờn tàn bạo tai hại thì không kể tôn ti thượng hạ, dùng lời xấu hổmắng nhiếc đủ điều; có khi la vang như sấm dậy, mắt như lửa đổ. Còn khi làm phước thì thiện tâm rất yếu ớtLúc đầu muốn làm nhiều, sau lần lần giảm ít lại.

Lúc đầu muốn kinh doanh cho mau chóng, sau lại thả lỏng buông trôi.

Tâm đã không chí quyết ngày tháng trôi qualần lượt tới lui cho đến khi quên mất việc thiện là xong. Xét như thế thì biết lúc làm tội tâm lực rất mãnh liệt cường thạnh; lúc làm phước thì chí ý bạc nhược yếu hèn.

Nay đem cái nhơn làm phước yếu hèn ấy mà cầu xa lìa quả báo làm ác mãnh liệt cương cường kia thì không thể được.

Kinh dạy rằng: “Sám hối thì tội gì cũng tiêu diệt hết”.

Nhưng than ôi! Đến lúc sám hối, quyết phải đầu thành đảnh lễnăm vóc sát đất như núi Thái sơn sụp đổ, không tiếc thân mạng mới mong diệt được tội.

Vì diệt được tội nên phải ân cầnthành khẩn cùng nhau xét mình từ khi sanh ra cho đến ngày nay đã gây ra bao nhiêu tội lỗi. Phải tự xét trách như thế mới không tiếc thân mạngchịu khó nhọc mà sám hối.

Nếu tạm thời nhiễu Phật liền sanh tâm mỏi mệt, chán nản, tạm thời lễ bái liền nói sức lực không kham; hoặc tạm thời ngồi ngay tỉnh niệm, liền nói nên phải có tin tức chứng ngộ gì. Hoặc nói không nên làm cho thân thể quá mỏi mệt, phải cần dưỡng, không được làm khổ thân.

Vừa nằm xuống ngủ liền mê man như chết, không bao giờ tưởng nhớ đến việc ta phải lễ Phật quét tháp, quét chùa làm những việc khó làm.

Vả chăng, kinh có dạy rõ ràng:

“Chưa từng có một mảy may thiện nào từ sự giải đãi lười biếng mà sanh ra; chưa từng có một chút phước nào từ sự kiêu mạntự do tự đắc mà được”.

Đệ tử chúng con tên . . . tuy được làm thân người, nhưng tâm hay trái đạo, vì sao mà biết? Vì từ sớm đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến sáng. Cho đến không có một thời giờ một khắc, một niệm, một khoảnh nào mà chúng con để tâm nhớ tưởng Tam bảo, nghĩ nhớ lý Tứ đế, cũng không có một chút tâm nào nghĩ nhớ báo ơn cha mẹ, không có một chút tâm nào nghĩ nhớ báo ơn Sư trưởng; Không có một chút tâm nào muốn bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấn, không có một chút tâm nào muốn học thiền định, muốn tu trí huệ.

Nay thử đem kiểm điểm lại các pháp thanh bạch thì chúng con không có một pháp nào đáng kể.

Trái lại những phiền não trọng chướng thì không biết bao nhiêu mà kể, đầy tai đầy mắt.

Nếu không kiểm soát như thế thì chúng con cũng tự hào rằng: công đức của chúng ta rất nhiều. Nếu có làm được chút việc thiện gì thì nói ta hay làm người khác không hay làm; ta hay tu người khác không hay tu; ý chí cao ngạo, xem như “mục hạ vô nhơn”, quanh mình không còn ai nữa.

Xét lại mà nghĩ, thật là đáng xấu hổ.

Nay đối trước Đại chúng, chúng con xin sám hối các tội lỗi ấy, mong Đại chúng hoan hỷ bố thí cho, tương lai không còn chướng ngại nữa.

Đại chúng cũng nên tự rửa sạch thân tâm. Theo sự trình bày quả báo như trước đã thuật đủ thì không thể tự khoan dung mà không cầu xả bỏ tội lỗi.

Đại chúng chớ nói ta không có các tội ấy, ta đã vô tội, cần gì sám hối. Nếu Đại chúng có nghĩ như thế, nguyện xin từ bỏ ngay tâm niệm ấy đi. Phải chăng bao nhiêu lầm lỗi vi tế đã kết thành tội lớn đại.

Thoạt vậy giận, hờn, sân tâm liền khởi tập thành tánh quen, khó có thể sửa đổi mau chóng, không thể buông tâm phóng ý mà không ngăn ngừa.

Nếu hay đè nén nhẫn nhịn thì phiền não có thể trừ. Người nào giải đãi lười biếng, buông lung thì không thể tế độ được.

Đệ tử chúng con tên . . . ngày nay mong nhờ sức từ bi hộ niệm của chư Phật, chư đại Bồ tát sức bổn thệ nguyện lực mà nói kinh: ‘TỘI NGHIỆP, BÁO ỨNG, ĐỊA NGỤC’ nên chúng con hết lòng lắng nghe.

“Ta nghe Đức A Nan thuật lại như thế nầy: Một hôm Phật ở tại thành Vương xá, trong núi Kỳ xà quật, cùng với chư Đại Bồ tát ma ha tát, các vị Thanh văn và quyến thuộc của các Ngài đông đủ; cũng có các vị Tỳ kheoTỳ kheo niƯu bà tắcƯu bà dichư thiênquỉ thần, thảy đều đến dự hội đông đủ”.

Lúc bấy giờ có Ngài Tín Tướng Bồ tát bạch Phật rằng:

“Bạch đức Thế Tôn hôm nay có đủ chúng sanh ở các đường địa ngục, ngã quỉ, súc sanh, sang, hèn, giàu, nghèo không biết bao nhiêu chủng loại . . . Phảm có chúng sanh nào nghe được Phật thuyết pháp thì cũng như con thơ gặp mẹ, như bệnh gặp thuốc, như lạnh có áo, như tối có đèn. Thế Tôn thuyết pháp lợi ích cho chúng sanh cũng như thế ấy”.

Lúc bấy giờ Phật thấy thời cơ đã đến; biết các vị Bồ tát khuyến mời Phật thuyết pháp rất ân cần; Phật liền phóng đạo hào quang trắng giữa hai chặn mày, soi khắp mười phương vô lượng thế giớiđịa ngục không còn, thống khổ cũng hết.

Lúc bấy giờ hết thảy chúng sanh đang chịu tội, tìm ánh sáng quang minh của Phật mà tới; Nhiễu quanh Phật bảy vòng nhất tâm lạy Phật khuyến mời Phật thuyết pháp, rộng giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh mong nhờ nghe pháp mà được giải thoát.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng cũng nên chí thành khuyến mời chư Phật thuyết pháp như vậy; nguyện cho chúng sanh đều được giải thoát.

Chúng con cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, đảnh lễ Thế tônnăm vóc sát đất như núi Thái sơn đổ mả khuyến thỉnh mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật thuyết pháp. Nguyện Phật đem sức từ bi, cứu các khổ não cho chúng sanh được an vui.

Lại xin khuyến thỉnh quy y Thế gian Đại Từ Bi Phụ:

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Phạm Thiên Phật

Nam mô Bất thối chuyển Luân thành thủ Phật

Nam mô Đại hưng quang vương Phật

Nam mô Pháp chủng Tôn Phật

Nam mô Nhật Nguyệt đăng minh Phật

Nam mô Tu Di Phật

Nam mô Đại Tu Di Phật

Nam mô Siêu Xuất Tu Di Phật

Nam mô Dụ như Tu Di Phật

Nam mô Hương Tượng Phật

Nam mô Vi nhiễu Hương Huân Phật

Nam mô Tịnh quang Phật

Nam mô Pháp Tối Phật

Nam mô Hương Tự Tại Vương Phật

Nam mô Đại Tập Phật

Nam mô Hương Quang Minh Phật

Nam mô Đại Quang Minh Phật

Nam mô Vô Lượng Quang Minh Phật

Nam mô Sư Tử Du Hý Bố Tát

Nam mô Sư Tử Phấn tấn Bồ Tát

Nam mô Kiên Dõng Tinh Tấn Bồ Tát

Nam mô Kim Cang Huệ Bồ Tát

Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nam mô Phật Đà

Nam mô Đạt mạ

Nam mô Tăng già.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo. Nguyện xin Tam bảo cứu hộ hết thảy chúng sanhdiệt trừ hết thảy khổ não, khiến các chúng sanh liền được giải thoát, bỏ ác theo lành, không làm ác nữa; Từ nay trở đi không còn đọa địa ngục, ngã quỉ, súc sanh nữa; thân khẩu ý đều thanh tịnh; không nghĩ đến việc ác của người; xa lìa các nghiệp chướng; được các nghiệp thanh tịnh; hết thảy tà ma không thể lay chuyển; thường tu bốn món vô lượng tâm ([1]); tinh tiến dõng mãnh, trồng các căn lành vô lượng vô biênxả thân nầy thọ thân khác đều được thường sanh nơi phước địa; nhớ ba đường khổ, phát tâm bồ đề tu đạo Bồ tát không thôi không dứt. Lục độ ([2]tứ đẳng ([3]) thường được hiện tiềnTam minh ([4]lục thông, thường được như ý tự tại. Ra vào cảnh giới của chư Phật, chơi dỡn tự do cùng các vị Bồ tát thành bậc chánh giác.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nên sanh tâm sợ hãi, sanh tâm từ bi nhất tâm nhất ý, lắng lòng mà nghe và suy nghĩ cho kỹ.

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn phóng đạo bạch hào tướng quang ở giữa hai chặn mày soi sáng khắp hết thảy chúng sanh trong sáu đường. Khi ấy Ngài Tín Tướng Bồ tát vì thương sót hết thảy chúng sanh, liền từ tòa ngồi đứng dậy đến trước Phật quỳ gối chắp tay bạch Phật rằng:

“Bạch đức Thế Tôn! Nay có chúng sanh bị các ngục tốt cắt chặt bằm chém thân thể từ đầu đến chân. Chúng sanh ấy bị chặt và chết ngất thì có gió xảo phong thổi sống lại. Sống rồi lại bị chặt, chịu khổ báo như thế vô cùng vô tận không bao giờ ngừng là vì tội gì vậy”.

Phật bảo: “Những chúng sanh ấy ở các đời trước không tin Tam bảo, không biết cúng dường bất hiếu với cha mẹ, sanh tâm ác nghịch; làm nghề hàng thịt, cắt chặt chúng sanh, vì các nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”.

– Lại có chúng sanhthân thể sần sượng tê cứng cả người, mày râu rụng hết, toàn thân bầm đỏ, bạn với chim muông, vắng vẻ bóng người bà con xa bỏ, không ai muốn thấy. Ác báo như thế là bệnh phong hủi. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?

Phật đáp: “Vì đời trước người ấy không tin Tam bảo, bất hiếu với cha mẹ, phá tháp hủy chùa, bóc lột người tu hành, chém bắn Thánh Hiềntổn thương Sư trưởng, chưa từng biết quấy; vong ơn bội nghĩa, hành động như cẩu khuyển (chó) làm xấu người trên, không kể thân sơ, không biết hổ thẹn, vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”.

– Lại có chúng sanh thân hình dài lớn, tai điếc, chân không có, quắn quại, bò lết mà đi, chỉ ăn đất cát mà sống; bị các sâu trùng nhỏ nhiệm cắn rức; ngày đêm chịu khổ vô cùng không gián đoạn; vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy?

Phật dạy: “Vì đời trước làm người chỉ biết có mình, không tin lời hay, lời lành của kẻ khác. Bất hiếu với cha mẹ, trái ý phản nghịch, hoặc làm địa chủ hay làm quan to, trấn nhậm bốn phương, hoặc làm châu trưởng cai trị đốc suất dân chúng mà cậy oai ỷ thế, xâm đoạt của người cách vô lý, không đạo đức, làm cho dân chúng cùng khổ. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy.”

– Lại có chúng sanh đui cả hai mắt, không thấy biết gì, hoặc bị cây đè, hoặc sa hầm hố mà chết, chết rồi sống lạisống lại rồi chết, cứ như thế mãi. Vì nhơn duyên gì, mắc phải tội ấy?

Phật đáp: “Vì đời trước không tin tội phước, che ánh sáng của Phật, may bít mắt người, giam nhốt chúng sanh, lấy bao lấy đẫy bao đầu chúng sanh, không cho trông thấy. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy”.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất dáng sợ hãi.

Chúng con cũng có thể đã làm những tội như thế. Nhưng vì vô minh che lấp tâm tánh nên không tự nhớ biết đó mà thôi.

Những tội như vậy vô lượng vô biên đến đời sau sẽ chịu khổ báo.

Ngày nay chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễnăm vóc sát đất như núi Thái sụp đổ, cầu xin sám hốihổ thẹn ăn năn, cải đổi tâm tánh. Những tội đã làm rồi nhờ sám hối mà trừ diệt. Những tội chưa làm, từ nay thanh tịnh. Nguyện xin quy y hết thảy mười phương chư Phật.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Khai quang minh Phật

Nam mô Nguyệt đăng quang Phật

Nam mô Nhật nguyệt quang Phật

Nam mô Nhật nguyệt Quang minh Phật

Nam mô Đạo hảo Quang minh Phật

Nam mô Tập âm Phật

Nam mô Tối oai nghi Phật

Nam mô Quang minh tôn Phật

Nam mô Liên hoa quân Phật

Nam mô Liên hoa hưởng Phật

Nam mô Đa Bảo Phật

Nam mô Sư tử hống Phật

Nam mô Sư tử âm vương Phật

Nam mô Tinh tấn quân Phật

Nam mô Kim cang dõng dược Phật

Nam mô Độ nhất thế thuyền tuyệt chúng nghi Phật

Nam mô Bảo đại thị tùng Phật

Nam mô Vô Ưu Phật

Nam mô Địa Lực Trì dõng Phật

Nam mô Tối dõng dược Phật

Nam mô Sư tử tác Bồ tát

Nam mô Khí ấm cái Bồ tát

Nam mô Tịch Căn Bồ tát

Nam mô Thường bất ly thế Bồ tát

Nam mô Vô biên thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Phật đà

Nam mô Đạt mạ

Nam mô Tăng già.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo , nguyện xin Tam bảo rủ lòng đại từ đại bigia hộ cứu vớt, khiến các chúng sanh liền được giải thoát. Vì các chúng sanh mà diệt trừ những nghiệp địa ngục, ngã quỉ, súc sanh, khiến các chúng sanh rốt ráo không chịu các quả báo dữ nữa, khiến các chúng sanh bỏ khổ trong ba đường ác, đồng đến chỗ trí huệ, đều được yên ổnhoàn toàn an vui.

Nguyện xin Tam bảo đem ánh sáng đại quang minh diệt trừ mê mờ rất si ám cho chúng sanhphân biệt rộng rãigiải thích rõ ràng pháp môn vi diệuthậm thâm nhiệm mầu cho chúng sanh nghe, khiến chúng sanh đều được chứng quả vô thượng Bồ đề, thành bậc chánh giác.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại nên chí thành nhất tâm mà nghe, suy nghĩ cho kỹ:

Tín Tướng Bồ tát bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn:

Lại có chúng sanh ngọng lịu ấm á, miệng không thể nói, dầu có nói cũng không rõ ràng. Vì nhơn duyên gì, mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước người ấy phỉ báng Tam bảo khinh hủy Thánh đạobàn luận việc xấu tốt của người, tìm việc hay dở của người, vu oan cho kẻ lương thiệnghen ghét người hiền. Vì nhơn duyên ấy, nên mắc phải tội như vậy.

– Lại có chúng sanh bụng lớn như trống, cổ nhỏ như kim, không thể ăn nuốt được. Nếu có đồ ăn, đồ ăn biến thành máu mủ. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước, người ấy trộm cắp đồ ăn của chúng. Khi có đại hội, sắm các thức ăn ngon, người ấy riêng lấy mà ăn, hoặc lấy mè muối, gạo cơm ra chỗ khuất mà ăn. Lại thêm keo rít, tiếc của mình, tham của người, thường ôm lòng độc ác, cho người uống thuốc độc, nghẹt thở không thông. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy.

– Lại có chúng sanh thường bị ngục tốt thiêu đốt, dội nước sắt nóng vào thân, đóng đinh sắt vào thân; đóng rồi tự nhiên hỏa bốc thiêu cháy thân thể thảy đều phỏng đỏ. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước làm thầy châm, lể, tổn thương thân thể của người. Châm chích không lành, gạt người lấy của, làm cho người đau khổ. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy.

– Lại có chúng sanh thường ở trong cái vạc (cái chảo nấu) nước sôi ngưu đầu ngục tốt, tay cầm xoa sắt, móc bỏ vào vạc nấu chín rục, rồi thổi cho sống lạiSống lại rồi nấu nữa. Vì nhơn duyên gì nên mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước người ấy làm nghề hàng thịt, giết chúng sanh, trụng nước sôi, nhổ sạch lông, giết hại rất nhiều không thể kể xiết. Vì nhơn duyên ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi.

Chúng con không biết ở trong đường ác nào đã từng làm vô lượng tội nghiệp như thế. Đời sau quyết phải mắc quả báo ác nghiệt ấy. Ngay trong đời hiện tại chúng con cũng có thể mắc phải quả báo ác nghiệt ấy. Ấm cúng, ngọng lịu, miệng không thể nói, hoặc bụng lớn cổ nhỏ, không thể ăn nuốt, mạng sống vô thường. Ngày nay tuy an vui ngày mai thế nào không thể biết được.

Thình lình gặp phải quả báo đến, không thể thoát được.

Mọi người đều nên hiểu rõ ý ấy, nhất tâm chánh niệm, chớ tư tưởng gì nữa, chỉ một lòng tha thiết năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện vì hết thảy chúng sanh ở khắp trong bốn loài sáu đường, ngày nay đang chịu khổ, đã chịu khổ, hay sẽ chịu khổ mà quy y Thế gian Đại Từ Bi Phụ.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Tự tại vương Phật

Nam mô Vô lượng âm Phật

Nam mô Định Quang minh Phật

Nam mô Bảo Quang minh Phật

Nam mô Bảo Cái chiếu không Phật

Nam mô Diệu Bảo Phật

Nam mô Đế Tràng Phật

Nam mô Phạm Tràng Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô Thù Thắng Phật

Nam mô Tập Âm Phật

Nam mô Kim cang bộ Tinh tấn Phật

Nam mô Tự tại vương Thần thông Phật

Nam mô Bảo Hỏa Phật

Nam mô Tịnh nguyệt tràng xưng quang Phật

Nam mô Diệu Lạc Phật

Nam mô Vô lượng tràng phan Phật

Nam mô Vô lượng phan Phật

Nam mô Đại quang Phổ chiếu Phật

Nam mô Bảo Tràng Phật

Nam mô Huệ Thượng Bồ tát

Nam mô Thường bất ly thế Bồ tát

Nam mô Vô biên thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát

Nam mô Phật đà

Nam mô Đạt mạ

Nam mô Tăng già.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo nguyện xin chư Phật, chư Bồ tát, đem sức đại từ đại bicứu hộ hết thảy chúng sanh đang chịu khổ, dùng sức thần thông diệt trừ ác nghiệp cho các chúng sanhhoàn toàn không đọa trở lại trong ba đường khổ, đến được chỗ an vui thanh tịnh, sanh ra chỗ nào cũng được thanh tịnhcông đức đầy đủ, không thể cùng tậnXả thân thọ thân hằng gặp chư Phật, đồng với các vị Đại Bồ tát thành đẳng chánh giác.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại gia tâm lực, lắng tai nghe kỹ.

Tín Tướng Bồ tát lại bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, lại có chúng sanh ở trong hỏa thành tâm can bị thiêu đốt, bốn cửa thành tuy mở, nhưng chạy đến thì cửa liền tự đóng, chạy khắp đông tây cũng không ra được, bị lửa thiêu sạch. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước làm người thiêu đốt rừng núi, phá vỡ bờ đê, chiên rán các thứ trứng gà vịt làm cho chúng sanh bị thiêu, bị đốt mà chết nên phải mắc tội như vậy.

– Lại có chúng sanh thường ở núi Tuyết sơn bị gió lạnh thổi, da thịt nức nở, cầu chết không được, cầu sống không được, khổ sở vô cùng không thể chịu nổi. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Người ấy đời trước làm giặc, đón đường bóc lột áo quần người khác để tự tư dưỡng; mùa đông giá lạnh, lột truồng hình người khác làm cho họ phải chết lạnh và lột da xẻ thịt trâu dê, làm cho chúng sanh đau khổ vô lượng. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy.

– Lại có chúng sanh thường ở trên núi dao, rừng kiếm, rờ đụng vào đâu thì liền bị cắt đứt đó, thân thể tay chân đều bị chặt nát, đau đớn khổ sở, không thể chịu nổi. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?

Phật đáp; Vì người ấy đời trước làm nghề sát sanh, phanh thây xẻ thịt chúng sanh, cắt xẻo bóc lộtcốt nhục chia lìa, đầu mình tan rã, treo lên trên cao, cân lường mà bán, hoặc treo sống mà bán đau đớn vô cùng chúng sanh không thể chịu nổi. Vì nhơn duyên gì ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy.

– Lại có chúng sanh tai mắt v.v… năm căn không đủ. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước nuôi chim bay chó chạy để đi săn bắn. Bắn chim bắn thú, hoặc bắn bể đầu, hoặc bẫy đứt chân, nhổ sống lông cánh, làm chúng sanh đau khổ vô cùng không thể chịu nổi. Vì nhơn duyên ấy nên phải mắc tội như vậy.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi. Cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện vì hết thảy chúng sanh trong mười phương, hoặc đã chịu khổ, hoặc đang chịu khổ, hoặc sẽ chịu khổ mà quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Tịnh Quang Phật

Nam mô Bảo Vương Phật

Nam mô Thọ căn Hoa vương Phật

Nam mô Duy Vệ trang nghiêm Phật

Nam mô Khai Hóa Bồ tát Phật

Nam mô Kiên vô khủng cụ Phật

Nam mô Thừa nhất độ Phật

Nam mô Đức nội phong nghiêm vương Phật

Nam mô Kim cang Kiên cường tiêu phục hoại tán Phật

Nam mô Bảo Hỏa Phật

Nam mô Bảo nguyệt quang minh Phật

Nam mô Hiền Tối Phật

Nam mô Bảo Liên Hoa Bộ Phật

Nam mô Hoại ma la võng độc bộ Phật

Nam mô Sư tử Hống lực Phật

Nam mô Bi Tinh tấn Phật

Nam mô Kim bảo quang minh Phật

Nam mô Vô lượng tôn phong Phật

Nam mô Vô lượng Tôn ly cấu vương Phật

Nam mô Đức Thủ Phật

Nam mô Dược vương Bồ tát

Nam mô Dược Thượng Bồ tát

Nam mô Vô biên thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo, nguyện xin Tam bảo đem lòng đại từđại bi cứu hộ hết thảy chúng sanh trong mười phương khiến các chúng sanh hiện đang chịu khổ liền được giải thoátchúng sanh sẽ chịu khổ hoàn toàn, đoạn trừ phiền nãorốt ráo không sa đọa trỉ lại trong ba đường ác nữa.

Từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật trừ sạch ba nghiệp chướng diệt hết năm sợ hãihoàn toàn đầy đủ công đức trang nghiêm; nhiếp hóa hết thảy chúng sanh hướng về vô thượng đạo, thành bậc chánh giác.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại lắng lòng mà nghe:

Tín Tướng Bồ tát bạch PhậtBạch đức Thế Tôn: Lại có chúng sanh què trệt, lưng cong, tay chân co quắp, không thể cầm nắm , không thể đi đứng. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước làm người độc ác, để binh khí giữa đường, đặt súng đặt gươm, đào hầm đào hố, hãm hại chúng sanh. Vì ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy.

– Lại có chúng sanh bị các ngục tốt trói buộc thân thểgông cùm khổ ách, không thể thoát được. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước người ấy chài lưới chúng sanh, buộc nhốt lục súc, hoặc làm chủ tể, quyền hành địa phương, cai trị dân chúng, tham lam vơ vét, giam oan ngưởi vô tội, lương thiệnoán hận không biết kêu ai.

– Lại có chúng sanh hoặc điên, hoặc si, hoặc cuồng, hoặc sợ, không phân biệt được tốt xấu. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước làm người uống rượu say sưa, loạn trí loạn tâm, phạm ba mươi sáu lỗi nên đọa làm người ngu si, cũng như người say không phân biệt được tốt xấu, thượng hạ tôn ty. Vì ác nghiệp ấy nên mắc phải tội như vậy.

– Lại có chúng sanh thân lùn, hình nhỏ, âm tạng rất lớn, thả xuống thì thân đau, phải vắc ra sau lưng mà đi, đi đứng nằm ngồi đều bị trở ngại. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy?

Phật đáp: Vì đời trước buôn bán vàng ngọc, khen vật báu của mình, chê vật báu của người, thay đổi thăng đấu, vặn cân bẻ móc, (gian lận thước tấc). Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe lời Phật dạy như vậy rất đáng sợ hãi. Cùng nhau nhất tâm, một lòng tha thiết, năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, nguyện vì hết thảy chúng sanh đã chịu khổ, hết thảy chúng sanh sẽ phải chịu khổ trong sáu đường; và nguyện vì cha mẹsư trưởngtín thí đàn việtthiện ác tri thức, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh khắp trong mười phương mà quy y Thế gian Đại Từ Bi Phụ.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Vô số Tinh tấn hương phong Phật

Nam mô Vô Ngôn Thắng Phật

Nam mô Vô Ngu Phong Phật

Nam mô Nguyệt anh phong Phật

Nam mô Vô Dị quang phong Phật

Nam mô Nghịch không quang minh Phật

Nam mô Tối thanh tịnh vô lượng tràng Phật

Nam mô Hiếu đế trú duy vương Phật

Nam mô Thành tựu nhất thế chư sát phong Phật

Nam mô Tịnh Huệ Đức Phong Phật

Nam mô Tịnh Luân Phan Phật

Nam mô Lưu Ly quang tối phong Phật

Nam mô Bảo Đức Bộ Phật

Nam mô Tối thanh tịnh đức bảo trú Phật

Nam mô Độ bảo quang minh thắng Phật

Nam mô Vô lượng Tàm quý kim tối phong Phật

Nam mô Văn Thù Sư lợi Bồ tát

Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ tát

Nam mô Vô Biên Thân Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.

Lại quy y như vậy mười tận hư không giới hết thảy Tam bảo.

Đệ tử chúng con tên . . . ngày nay mong nhờ Phật lựcPháp lựcBồ tát lực, nguyện vì hết thảy chúng sanh mà đành lễ quy y cầu xin sám hối.

Những chúng sanh đã chịu khổ rồi, xin nhờ sức đại từ bi của chư Phật, chư Bồ tát, liền được giải thoát.

Những chúng sanh chưa chịu khổ, từ nay trở đi cho đến ngày thành đạorốt ráo không đọa trở lại trong các đường ác, xa lìa tám nạn khổ; bẩm thọ tám phước sanh; được các căn lành, thành tựu bình đẳng, đầy đủ trí huệthành tựu biện tàithanh tịnh tự tại, cùng với chư Phật thành bậc chánh giác.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nên biết dụng tâm, lắng lòng mà nghe, Tín Tướng Bồ tát bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, lại có chúng sanh, hình trạng rất xấu, thân đen như mực, hai tai lại xanh, hai vai nổi lên, mặt phẳng, mũi dẹp, mắt đỏ vàng ngầu, răng nướu sua sún, hơi miệng tanh hôi, vế ngắn và ủng thủng; bụng lớn, lưng nhỏ, tay chân co quắp; xương sườn, xương sống nổi lên, tốn vải; ăn nhiều; ghẻ dữ tanh hôi, máu mủ nhơ nhớp; bệnh thủy thủng, càn tiêu, phong hủi ung thư, bao nhiêu điều ác độc hung dữ đều dồn vào thân. Dầu muốn thân cận người không để ý. Nếu người khác làm tội, vô cớ mình cũng liên can mang họa. Hằng không được thấy Phật, nghe pháp, không biết Bồ tát không biết Thánh Hiền. Ra vào nơi đau khổ, không bao giờ cùng. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy?

Phật dạy: Vì đời trước làm con bất hiếu với cha mẹ; làm tôi không trung chánh với vua, làm người trên không thương kẻ dưới, làm người dưới không biết kính kẻ trên, không thành thật, không thủ tín với bạn bè, không nhơn nghĩa với làng xóm; không chức tước với triều đình; không đạo đức trong sự xử đoán, không có độ lượng mà lòng dạ đảo điênsát hại quân thần; khinh khi tôn trưởng, bán nước buôn dân, phá thành phá lũy, cướp giựt trộm cắpác nghiệp vô lượng.

Lại khen mình chê người, xâm lấn già nua, lấn hiếp cô độc; báng bổ người hiền, khinh mạn sư trưởng; khi dối kẻ hà tiện.

Tóm lại là phạm hết thảy tội. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải ác báotội nghiệp như vậy.

Lúc bấy giờ những người bị tội nghe Phật dạy như vậy, khóc lóc động địa, nước mắt trào như mưa, bèn bạch Phật rằng: Nguyện xin Thế Tôn sống mãi ở đời, thuyết pháp giáo hóa cho chúng con mong được giải thoát.

Phật đáp: Nếu ta ở mãi ở đời, những người bạc phước; không trồng căn lành. Họ bảo ta còn sống mà không lo nghĩ đến vô thườngtự do tạo ra vô lượng tội ác, sau ăn năn không kịp.

Thiện nam tử ôi! Ví như con thơ, mẹ thường ở bên mình thì con không nghĩ đến sự gặp mẹ là khó. Lúc nào mẹ đi vắng, con mới liền sanh tâm nhớ tưởng, khao khát luyến mẹ. Lúc ấy mẹ trở lại con mới vui mừng.

Thiện nam tử ôi! Ta nay cũng như vậy Ta biết chúng sanh không tìm cầu sự thật, thường trú chơn tâm, cho nên ta nhập Niết bàn.

Lúc bấy giờ Phật đối trước những chúng sanh đang chịu tội đó mà nói bài kệ rằng:

Nước chảy không thường đầy,

Lửa mạnh không thường đốt,

Mặt trời mọc rồi lặn,

Mặt trăng tròn rồi khuyết,

Sự tôn trọng giàu sang,

Càng vô thường hơn nữa,

Nghĩ lại phải siêng năng,

Đảnh lễ ngôi Tam bảo.

Lúc bấy giờ Phật nói lời kệ ấy rồi, các người bị tội kia thảy đều buồn rầu mà bạch Phật rằng: Hết thảy chúng sanh làm những việc lành gì mà xa lìa được những tội khổ ấy?

Phật dạy: Nầy, thiện nam tử! Phải siêng năng hiếu dưỡng cha mẹphụng sự sư trưởngquy y Tam bảo, siêng tu hạnh bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấnthiền địnhtrí huệtừ bihỷ xả, xem kẻ oán người thân như nhau, không có thân sơ, không khinh người già nuacô quả; không khinh kẻ nghèo hèn; ủng hộ người như giúp đỡ mình, không có tâm ác đối với người.

Nếu các người hay tu hành được như vậy thời cũng đã là báo được ơn chư Phật; hằng xa lìa ba đường ác, không còn đau khổ nữa. Phật dạy kinh nầy rồi các vị đại Bồ tát liền được quả vô thượng bồ đề. Các hàng Thanh văn Duyên giác liền chứng được lục thôngtam minh và tám pháp giải thoát. Còn các đại chúng khác đều được pháp nhãn tịnh. ([5])

Nếu có chúng sanh nào, nghe được kinh nầy thì không đọa vào ba đường ác, và không mắc phải tám nạnđịa ngục trống rỗng, thống khổ không còn.

Tín Tướng Bồ tát bạch Phật rằng:

“Bạch đức Thế Tôn, kinh nầy gọi là kinh gì? Bồ tát ma ha tát phải phụng trì bằng cách nào?”

Phật bảo Tín Tướng Bồ tát: “Thiện nam tử, kinh nầy gọi là Báo ứng Giáo hóa Địa ngục kinh”. Các ngươi nên phụng trì, và lưu truyền cùng khắp, công đức vô lượng”.

Bấy giờ Đại chúng nghe Phật dạy lời ấy rồi hết lòng vui mừngđảnh lễ vâng lời làm theo.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe lời Phật dạy như vậy, rất đáng sợ hãi, sanh tâm từ bi, nương nhờ thần lực của Phật, tu đạo Bồ tát nhớ địa ngục khổ, phát tâm Bồ đề, vì hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ, ở đường địa ngục, hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ ở đường ngã quỉ, hết thảy chúng sanh hiện đang chịu khổ ở đường súc sanh; rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh cùng khắp mười phương hiện đang chịu khổ ở trong sáu đườngnhất tâm nhất ý, vì những chúng sanh ấy mà sám hối, khiến chúng sanh được giải thoát.

Nếu đại chúng không siêng làm phương tiện, chuyển họa thành phước, thì ở trong mỗi mỗi địa ngụcđại chúng đều có tội phần.

Cùng nhau chí tâm nghĩ đến cha mẹsư trưởngbà con thân thích, sẽ chịu khổ báo về sau và cũng nghĩ đến tự thân đại chúng hiện tại và vị lai cũng phải chịu khổ báo như vậy. Cho nên đại chúng phải cùng nhau nhất tâm tha thiết, năm vóc sát đấtchí thành ân cần vận dụng tư tưởng, nguyện xin một niệm cảm thấu mười phương Phật; một lạy đoạn trừ vô lượng tội khổ. Những chúng sanh đã chịu khổ trong sáu đường, xin nhờ Phật lựcPháp lựcHiền Thánh lực khiến các chúng sanh ấy liền được giải thoát. Nếu trong sáu đường chúng sanh nào chịu khổ, xin nhờ Phật lựcPháp lựcHiền Thánh lực làm cho các chúng sanh ấy vĩnh viễn đoạn trừ sáu đường đau khổ. Từ nay trở đi rốt ráo không đọa trở lại trong các đường ác; trừ ba nghiệp chướng, tùy ý vãng sanh diệt trừ năm điều sợ hãitự tại giải thoát siêng tu đạo nghiệp, không thôi không nghỉ. Diệu hạnh trang nghiêm quá Pháp vân địa ([6]), vào Kim cang tâm ([7]), thành đẳng chánh giác.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng lại nhất tâm lưu ý, lắng lòng mà nghe và suy nghĩ cho kỹ:

Kinh Tạp Tạng chép: Bấy giờ có một con quỉ bạch với Ngài Mục Liên rằng:

“Thân tôi hai vai có mắt, ngực có mũi có miệng mà không có đầu. Vì nhơn duyên gì mắc phải tội ấy?”

Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi làm học trò nhà hàng thịt, khi giết trâu bò thì ngươi vui mừng, lấy dây trói buộc mà lôi kéo. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó là tội báo mới nụ hoa, kết quả sẽ ở địa ngục”.

– Lại có một con quỉ khác bạch Ngài Mục Liên rằng: “Thân hình tôi như một khối thịt, không có tay chân, tai, mắt, mũi, lưỡi v.v… Thân thường bị trùng rúc chim mổ, cắn rức mà ăn, đau đớn vô cùng, không thể chịu nổi. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?”

Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi cho người uống thuốc độc đọa thai, phá sản khiến chúng sanh mạng sống không hoàn toàn. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy?”

– Lại có một con quỉ bạch Ngài Mục Liên rằng: “Bụng tôi thật lớn, yết hầu như kim. Cùng năm mãn kiếp không hề ăn uống. Vì nhơn duyên gì mà mắc phải tội ấy?”

Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi làm chủ hàng xóm, tự ỷ mình hào quý, say sưa tung hoành, khinh khi kẻ khác, cướp giựt thức ăn uống của người làm cho đói khát, khốn khổ hết thảy nhơn dân. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó là quả báo mới đơm hoa, nó sẽ kết quả ở địa ngục”.

– Lại có một con quỉ bạch Ngài Mục Liên rằng: “Tôi một đời lại đây, có hai vành sắt ở dưới hai nách, toàn thân cháy rụi. Vì tội gì đến nỗi như thế?”

Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi chia bánh cho chúng, ngươi trộm lấy hai cái, kẹp dưới hai nách. Vì nhơn duyên ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó là tội mới đơm hoa, kết quả sẽ ở địa ngục”.

– Lại có một con quỉ, bạch Ngài Mục Liên rằng: “Tôi thường lấy đồ tự bao bọc đầu lại, sợ người đến giết, sanh tâm sợ hãi. Vì tội gì đến nỗi như thế?”

Ngài Mục Liên đáp: “Đời trước ngươi dâm phạm ngoại sắc, thường sợ người thấy, hoặc sợ chồng con người bắt được, trói trăn, đánh chết, thường ôm lòng sợ hãi, cho nên mắc phải tội nầy. Đó là tội mới đơm hoa, nó sẽ kết quả ở địa ngục”.

Ngày nay Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng nghe lời kinh dạy, đâu được không sợ hãi.

Từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay chúng con cũng đã làm vô lượng tội ác như thế. Những tội ấy đều do vì không có tâm từ bi, ỷ mạnh hiếp yếu, tổn hại chúng sanhcho đến tội trộm cắp của người, mê đọa, sa đọa, nịnh hót bài báng người hiền lành, gây biết bao tội lỗi.

Những tội báo như vậy ở trong địa ngục, quyết phải chịu thống khổ trong ba đường dữ.

Ngày nay chí tâm một lòng tha thiết năm vóc sát đất, đầu thành đảnh lễ, thay thế cho hết thảy chúng sanh khắp mười phương, đã chịu khổ báo trong sáu đường, đang chịu khổ trong sáu đường mà cầu xin sám hối.

Cũng nguyện xin thay thế vì cha mẹ, sư trường và hết thảy bà con quyến thuộc mà cầu xin sám hối và cũng tự vị bản thân mà cầu xin sám hối. Những tội đã làm, nguyện xin trừ diệt hết. Những tội chưa làm, không dám làm nữa.

Nguyện xin quy y Thế gian Đại Từ Bi Phụ.

Nam mô Di Lặc Phật

Nam mô Thích Ca Mâu ni Phật

Nam mô Liên Hoa Tôn Phong Phật

Nam mô Tịnh Bảo Hưng Phong Phật

Nam mô Điện đăng Phan vương Phật

Nam mô Pháp không đăng Phật

Nam mô Nhất thế chúng đức thành Phật

Nam mô Hiền phan Tràng vương Phật

Nam mô Nhất Thế Bảo Trí Sắc trì Phật

Nam mô Đoạn nghi Bạt dục trừ minh Phật

Nam mô Ý vô khủng cụ oai mao bất thọ Phật

Nam mô Sư tử Phật

Nam mô Danh xưng Viễn vặn Phật

Nam mô Pháp danh Hiệu Phật

Nam mô Phụng Pháp Phật

Nam mô Pháp Tràng Phật

Nam mô Tu Di Đăng quang minh Phật

Nam mô Bảo Tạng trang nghiêm Phật

Nam mô Chiên Đàn ma ni quang Phật

Nam mô Kim Hải Tự Tại vương Phật

Nam mô Đại bi quang minh vương Phật

Nam mô Ưu bát la liên hoa thắng Phật

Nam mô Liên Hoa Tu trang nghiêm vương Phật

Nam mô Kim cang kiên cường Tự tại vương Phật

Nam mô Thù thắng Nguyệt vương Phật

Nam mô Nhật nguyệt quang vương Phật

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát

Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ tát

Nam mô Bất Hưu Tức Bồ tát

Nam mô Hư Không Tạng Bồ tát

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam bảo, nguyện xin Tam bảo dủ lòng đại từ đại bi cứu hộ hết thảy chúng sanh, hiện đang chịu khổ, và sẽ chịu khổ trong sáu đường, khiến các chúng sanh ấy liền được giải thoát, đem sức thần thông diệt trừ ba đường ác và nghiệp địa ngục, khiến các chúng sanh ấy từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật hoàn toàn không đọa trở lại trong đường ác, xả thân khổ báo, được thân kim cangtứ vô lượng tâmlục ba la mật thường được hiện tiềntứ vô ngại biện, sáu sức thần thông như ý tự tại, dõng mãnh tinh tấn, không thôi không nghỉ, cho đến khi mãn hạnh thập địatrở lại độ thoát hết thảy chúng sanh.

TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP

[1]) 4 Vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ, xả.

[2]Lục độ: tức sáu phép ba la mật.

[3]tứ vô lượng tâm.

[4]Tam minhThiên nhãn minhtúc mạng minh và lậu tận minh.

[5] Pháp nhãn tịnh: thấy được chơn đế lý cách rõ ràng.

[6] Pháp vân địa: địa thứ 10 xem ở quyển 2.

[7] Kim cang tâmĐại tâm của Bồ tát kiên cố như ngọc kim cang không có gì phá hoại được.

TỪ BI ĐẠO TRÀNG SÁM PHÁP
LƯƠNG HOÀNG SÁM
Thượng tọa THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính
Dịch giả: THÍCH VIÊN GIÁC