Cuộc chiến trong Pháp

Chế ngự tham lamchế ngự sân hậnchế ngự si mê… Đây là những đối phương. Trong cách thực tập của đạo Phậtcon đường Đức Thế Tôn khai sáng, chúng ta phải luôn nhẫn nại và sử dụng vô số phương thức trong cuộc chiến với những đối phương này.

Pháp và thế giới có mối quan hệ hỗ tương với nhau. Nơi đâu có Pháp ở đó có thế giới, nơi đâu có thế giới ở đó có Pháp. Nơi đâu có phiền não ở đó có người chế ngự được phiền não, có cuộc chiến diễn ra. Đấy được gọi là cuộc nội chiến. Đánh với kẻ thù bên ngoài, người ta sử dụng bom mìn súng đạn, họ có thể thắng hoặc có thể thua. Trong lúc thực tập giáo phápchúng ta không đấu với kẻ thù bên ngoài mà là chiến đấu với tâm của mình, kham nhẫnchịu đựng và chống trả bằng mọi cách.  

Khi thực tập giáo phápchúng ta không nuôi dưỡng oán giận thù hằn bên trong mình. Thay vì bị cuốn theo bất thiện pháp trong phản ứng, trong suy nghĩchúng ta thoát ra ngoài sự đố kỵác cảm, oán giận kia. Lòng căm ghét chỉ có thể được chế ngự bằng cách không nuôi dưỡng oán giận, không cho phép có sự oán giận.

Những việc làm gây tổn thương hay có tính chất trả đũa, tuy phần thể hiện có khác nhưng bản chất không khác nhau mấy. Mọi việc đã xảy ra hãy để chúng đi qua không cần thiết trả lờitrả thù hay thù hận gì cả. Đó là nghiệp (kamma). Sự trả đũa (vera) có nghĩa là tiếp tục đi xa hơn và trong đầu luôn mang ý nghĩ “anh đã làm thế với tôi, tôi sẽ quay lại báo thù anh”. Oán thù này không bao giờ có ngày chấm dứt. Lúc nào cũng tìm cách trả thù nên hận thù không bao giờ đoạn dứt. Cũng giống như sợi dây xích này, các mắc xích liên kết rất chắc, hận thù không kết thúc được. Bất cứ ta đi nơi nào, hận thù mãi theo ta như thế.

Bậc Tối Thắng Trí1 giáo huấn cho cuộc đời, Ngài ban rải đức từ bi đến hết thảy chúng sinh. Thế nhưng cuộc đời này không như vậy. Bậc trí tuệ nhìn vào thế giới này và chọn ra được những chân giá trị. Lúc còn là Thái tử, Ngài đã thực thi nhiều chiến thuật nhưng rồi Ngài nghiệm ra chúng thật sự không hữu dụng, chúng chịu giới hạn trong thế giới này, luôn bị xung đột và nhiều trở ngại chi phối.

Do vậy, trong khi tu tập, những vị đã cắt ái ly gia cần phải học cách đoạn tận tâm bất thiện bằng mọi giá và từ bỏ mọi nguyên nhân khiến phát sinh tâm hận thù. Chiến thắng chính mình, đừng tìm mọi cách cố gắng chiến thắng ai khác. Chúng ta đánh là đánh giặc phiền não, khi tâm tham khởi lên liền tiêu diệt tham, khi tâm sân khởi lên liền tiêu diệt sân, khi tâm si khởi lên liền diệt si phiền não. Đây còn gọi là “Pháp chiến” hay “Cuộc chiến trong Pháp”. Cuộc chiến trong ta mới thật sự nhiều khó khăn, khó khăn nhất trong tất cả cuộc chiến. Xuất gia để chiêm nghiệm điều này, để học diệu thuật chiến thắng tham, sân và si. Đấy là trách nhiệm tiên quyết của tất cả chúng ta.

Trận nội chiến tức chiến đấu với phiền não. Nhưng ít người nhận ra điều này, phần lớn họ tranh đấu với người ngoài, chuyện bên ngoài, thậm chí họ cũng không nhận diện được phiền nãoĐức Thế Tôn bảo chúng ta bằng mọi cách phải dập tắt tận gốc rễ bất thiện tâm và tu tập thiện tâm. Đấy là chánh đạo. Lời dạy này giống như Ngài nhấc chúng ta lên và đặt chúng ta trên con đường. Khi đặt trên đường rồi, bước đi hay đứng yên một chỗ là chuyện của chúng ta. Bổn phận của Ngài dừng ở đây, Ngài chỉ cho con đường đúng đắn, chẳng phải con đường sai trái, phần việc còn lại dành cho chúng ta.  

Thế mà đã ở trên đường rồi, chúng ta vẫn không biết gì cả, chẳng thấy gì cả, nên giờ chúng ta cần phải học. Muốn học tốt, chúng ta phải chuẩn bị chịu đựng sự thử thách cam go giống như những cô cậu học trò nhỏ mới bắt đầu đi học vậy. Việc tiếp thu kiến thức và học hỏi nhiều điều cần thiết để thành công trong sự nghiệp thật không phải chuyện dễ dàng. Chúng phải chịu khó, chịu khổ. Khi có ý nghĩ sai quấy hay cảm thấy chán ghét, nản lòng, chúng phải tự thôi thúc mình trước khi tốt nghiệp khoá học hay nhận công việc. Việc tu tập của một vị xuất gia cũng y như thế. Nếu quyết định thực tập và quán chiếuchắc chắn chúng ta sẽ thấy được lối đi.

Ditthimana là điều tai hại. Ditthi có nghĩa là quan điểm hay ý kiến. Mọi hình thức của ý kiến quan điểm đều được gọi là ditthi: thấy việc tốt thành xấu, việc xấu như tốt… bất cứ nghĩ điều gì, thấy điều gì. Thế cũng không có vấn đề gì. Vấn đề ở chỗ cố chấp vào những quan điểm ấy, đó gọi là mana; khư khư giữ quan điểm ấy xem chúng hoàn toàn đúng đắn. Thế là chúng ta bị dắt dẫn xoay tròn theo vòng sanh tử, chẳng bao giờ thoát ra được chỉ vì chúng ta bám víucố chấpVì vậyĐức Thế Tôn giục chúng ta hãy đoạn tuyệt ác pháp này.

Nhiều người sống chung với nhau, như chúng ta đang sống đây, nếu quan điểm của họ không bất đồng nhau, họ có thể sống một cách hoan hỷan lạc. Nhưng đôi khi, chỉ có hai hay ba vị sống với nhau lại hết sức khó khăn, chỉ vì quan điểm của họ bất đồng. Chúng ta phải tập khiêm tốn, dẹp đi quan điểm của mình, hiểu rằng tất cả chúng ta đến đây vì đều tôn kính Phật Pháp Tăng,2 thì cho dù chúng ta sống đông bao nhiêu vẫn an ổn tốt lành.

Nói rằng do sống chung đông đảo nên bất hòa là không đúng. Hãy nhìn xem con cuốn chiếu có rất nhiều chân. Nhìn nó, ta cứ nghĩ nó đi đứng khó khăn lắm nhỉ! Nhưng không, nó đi dễ dàng, theo một trật tự và nhịp điệu riêng. Chúng ta thực tập cũng như thế. Nếu chúng ta được tu tập trong Tăng đoàn của bậc Thánh, được Đức Phật trực tiếp dẫn dắt, thật quá dễ dàng. Đấy là supatipanno – những vị thực tập tốt; ujupatipanno – những vị thực tập thẳng tắt, ñanapatipanno – những vị thực tập vượt qua khó khăn và samicipatipanno – những vị thực tập một cách đúng đắn. Bốn đặc tính này đều đang có mặt trong mỗi chúng ta, làm cho chúng ta xứng đáng là phần tử chân chánh trong Tăng đoàn. Dầu chúng ta sống cùng nhau trong hội chúng hàng trăm hay hàng ngàn vị đi nữa cũng không có vấn đề gì về số lượng cả, tất cả chúng ta cùng đang du hành trên cùng tuyến đường. Dù cho quan điểm có thể khác nhau, nếu thực tập đúng đắnchúng ta không có xích mích. Cũng như tất cả con sông con suối tuôn về biển cả, một khi đến biển chúng hòa vào cùng một vị, một màu. Chúng ta cũng thế, bước vào dòng Pháp thì chỉ có Pháp mà thôi. Dù từ nhiều nơi đến đây, chúng ta vẫn hài hòa hợp nhất.

Suy nghĩ khiến dẫn đến tranh luận và mâu thuẫn còn gọi là ditthi-mana. Thế nên, Đức Thế Tôn nhắc chúng ta hãy để quan điểm qua một bên. Không cho phép mana cố chấp vào các quan điểm cũng như những gì liên hệ với chúng.

Đức Thế Tôn còn dạy giá trị của niệm (sati).3 Mọi lúc chúng ta đứng, đi, ngồi hay nằm, bất cứ ở đâu, hãy làm cho năng lượng chánh niệm luôn có mặt. Khi niệm có mặt, chúng ta nhận diện chính mình, những tâm và tâm sở đang có mặt. Chúng ta nhận diện rõ “thân trong thân, tâm trong tâm”. Nếu niệm không có mặt, chúng ta không nhận biết được gì cả, cũng không biết việc gì đang diễn ra.

Vì vậy, niệm rất quan trọng. Lúc nào cũng vậy, lắng nghe lời Đức Thế Tôn dạy trong chánh niệm. Mắt thấy sắc là pháp, tai nghe âm thanh là pháp, mũi ngửi hương là pháp, lưỡi nếm vị là pháp, thân xúc chạm là pháp, ý tưởng khởi lên trong tâm là pháp, tất cả đều là Pháp vậy. Người thường giữ chánh niệm luôn được nghe Đức Thế Tôn đang thuyết pháp. Pháp luôn hiện hữu. Tại sao? Vì có niệm, vì chúng ta đang tỉnh thức.

Sati là niệm, sampajañña là tỉnh giácTỉnh giác này chính là Phật. Khi có niệm – tỉnh giácnhận thức đúng đắn có mặt ngay, chúng ta nhận biết việc gì đang diễn ra. Khi mắt thấy sắc: đẹp hay không đẹp? Khi tai nghe âm thanh: hay hoặc không hay? Nó có hại gì không? Đúng hay sai? Những việc khác cũng thế. Nghe trong nhận thức tỉnh giácchúng ta nghe pháp trong mọi thời.

Hãy tỉnh giác như thế ngay lúc này đây, chúng ta đang học trong Pháp trung đạo. Dẫu đi tới, đi luichúng ta đều đối diện với Pháp. Nếu chánh niệm tỉnh giác đang có mặt, tức thì xung quanh chúng ta đều là giáo pháp cả. Thấy con vật đang chạy trong rừng, chúng ta có thể quay lại quán chiếu, thấy rằng động vật cũng không khác chúng ta. Chúng đang trốn chạy sự bất antìm kiếm sự bình an, cũng giống chúng ta vậy. Hễ không thích thì chúng tránh đi. Chúng giống con người, rất sợ chết. Nếu quán chiếu điều này chúng ta thấy rằng tất cả chúng sinh trong thế giới này, kể cả con người, đều giống nhau về mặt bản năng cả. Quan điểm này còn gọi là “bhavana”4 thấy đúng với chân lývạn vật đồng hành trong quy luật sinh, già, bệnh và chết. Động vật cũng giống con ngườicon người chính là động vật. Nếu nhận thức bản chất thật của vạn vật như thế, tâm chúng ta sẽ không còn tham luyến gì nữa cả.

Thế nên, chúng ta hãy tập chánh niệm trong mọi lúc. Chúng ta sẽ nhận biết được mọi trạng thái của tâm nếu chánh niệm có mặt. Chúng ta đang suy nghĩ hay đang có cảm giác gì, đều cần phải nhận biết rõ chúng. Sự nhận biết này được gọi là tỉnh giác (Buddho, Buddha), người đạt được sự tỉnh giác này gọi là vị tỉnh giácgiác ngộ viên mãn. Khi tâm nhận thức một cách rõ ràng viên mãn tức là chúng ta đang thực tập đúng pháp.

Con đường thực tập thẳng tắt đó, chính là tập chánh niệm (sati). Năm phút bạn không chánh niệm, tức năm phút bạn mất trí, lơ đãng. Hễ thiếu chánh niệm, bạn mất trí ngay. Chánh niệm là điều cần yếu. Có chánh niệm, biết rõ chính mình, biết rõ trạng huống của tâm trong cuộc sống bạn. Có hiểu biết và nhận thức sáng suốt là đang lắng nghe Pháp mọi lúc. Sau khi bài pháp của vị thầy đã dứt, bạn vẫn còn nghe âm vang của Pháp, vì Pháp ở khắp mọi nơi.

Mỗi ngày, các bạn hãy tạo thói quen thực tập cho chính mình. Dù lười mỏi hay siêng năng cũng hãy thực tập đều đặnThực tập Pháp không phải tùy theo tâm trạng của bạn. Nếu thực tập theo tâm trạng của chủ nhân, đấy không phải là Pháp nữa. Bất luận ngày hay đêm, dù tâm bình lặng hay loạn vọng, hãy tinh tấn thực tập.

Giống như đứa trẻ đang học viết. Lúc đầu cậu ta viết không đẹp, có chữ lớn có chữ dài, ngoằn ngoèo hay nguệch ngoạc. Nét chữ giống y như cậu bé. Một thời gian sau, luyện tập nhiều nét chữ tiến bộThực tập Pháp cũng giống như vậy. Ban đầu, bạn lúng túng vụng về, có lúc yên lặng có lúc không, bạn không nhận biết rõ ràng gì hết. Có người chán nản. Đừng nản chí! Bạn phải kiên nhẫn thực tậpCố gắng thực tập cũng giống như cậu học trò nhỏ, lớn dần, cậu càng viết đẹp hơn. Từ chữ viết như cua bò, cậu viết đẹp hẳn lên, tất cả đều nhờ vào việc siêng năng luyện tập từ lúc nhỏ.

Việc tu tập của chúng ta cũng vậy. Gắng tập chánh niệm trong mọi lúc đứng, đi, ngồi, hay nằm. Khi chúng ta làm nhiều công việc một cách nhịp nhàng khéo léo, tức tâm ta đã có định tĩnh. Khi ta giữ được định tĩnh trong công việc, sự định tĩnh an lạc trong lúc ngồi thiền rất dễ đạt được. Chúng có liên hệ với nhau. Vậy nên hãy tinh tấn. Bạn hãy tinh tấn hành trì. Đấy là chúng ta đang tu tập vậy.

Ghi chú:

1. Bậc Tối Thắng Trí chỉ cho Đức Phật.

2. Ba Ngôi Báu, đó là Phật, Pháp, Tăng. Phật tức Đức Phật, Pháp nghĩa là lời dạy của Đức Phật. Tăng có nghĩa là Tăng đoàn hay những vị xuất gia đang hành trì hoặc đã nhận chân thông suốt giáo pháp.

3. Sati: Có nghĩa là Chánh niệm.

4. Bhavana: Có nghĩa là tu tập, thường được dùng chỉ cho tu tập tâm (cittabhavana), hay tu tập tuệ (pañña-bhavana).

Thiền sư Ajahn Chah

Nguyên tác: Food for the Heart 

Thường Huyễn chuyển ngữ

Cuộc chiến trong Pháp – Phật Học Ứng Dụng – THƯ VIỆN HOA SEN (thuvienhoasen.org)