Lịch sử sơ lược Chư Tổ truyền thống Ripa

Đạo sư lừng danh Ripa Pema Deje Rolpa là vị lãnh đạo tối cao của các dòng truyền thừa xuất phát từ tu viện Rigon Tashi Choeling, và cũng là bậc trì giữ dòng truyền thừa gia đình. Ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ 17 trong chu kỳ Rabjung thứ 13 theo lịch Tây Tạng. Ngài được tuyên nhận bởi đức Karmapa đời thứ 13 – Dudul Dorje – là vị hóa thân của Ripa Pawo, một đệ tử trong dòng truyền thừa Tishi Repa, và là đệ tử chân truyền của Dharma Wangchuk. Đức Dharma Wangchuk thuộc dòng truyền thừa Barom Kagyu, một trong bốn dòng truyền thừa danh tiếng và là một trong tám nhánh nhỏ thuộc dòng truyền thừa Kagyu, xuất phát từ Đại dịch giả Marpa trong thời kỳ ban truyền giáo pháp sau này tại Tây Tạng. Ripa Pawo trước đó đã đến vùng đất tên là Nangchen, thuộc Do Kham, là trụ xứ của 18 Thánh địa thiền định nổi tiếng. Tại đây trong truyền thống noi gương cuộc đời của các vị Đạo sư đi trước, Đức Ripa Pawo trở thành đứa con của đại ngàn, lấy màn sương làm y áo, lấy thú vật hoang dã làm bạn hiền, không màng đến danh tiếng, thực dưỡng, hay áo quần. Vì vậy, Ngài đã thành tựu cấp độ Kim Cang Trì hợp nhất chỉ trong một đời.

Thấy được Drubwang Pema Deje Rolpa là hóa thân của con người vĩ đại Ripa Pawo, đức Karmapa 13 đã trao cho Ripa Pawo tên là Karma Dragpa Tenzin Gyatso. Do trực tiếp diện kiến khuôn mặt của đức Guru Rinpoche trong linh kiến,  Đức Drubwang Pema Deje Rolpa đã được ban cho danh hiệu bí mật là Pema Deje Rolpa. Được tán thán bởi Kunzng Pema Namgyal là hiện thân về khẩu của Đức Taksham Terchen, Đức Drubwang Pema Deje Rolpa đã thọ nhận các lễ quán đảnh, các lễ khẩu truyền giáo lý và các lễ giải nghĩa giáo lý, và chỉ dẫn truyền khẩu của toàn bộ giáo lý Taksham từ chính Đức Kunzang Pema Namgyal, từ cha của ngài là Tertön Rigdzin Shiney Droje, từ Gyalchen Lama Trinley Dorje và những vị đạo sư khác nữa. Noi theo tấm gương của cá vị đạo sư  tiền nhiệm, ngài đã thực hành nhập thất kín, và đã làm chủ Kiến, Thiền, và Hành và thông qua Trekcho (đốn ngộ) con đường Đại Thủ Ấn rốt ráo. Toàn triệt Bốn Thị Kiến của Togal (siêu việt), Ngài là Đại hành giả du già của con đường Mật Điển. Vào năm 1830, với một sự trùng hợp cát tường mang lại lợi lạc cho chúng sinh và như được tiên đoán bởi các vị Dakinis (các vị Không Hành Nữ), ngài đã sáng lập ra tu viện Rigon Tashi Choeling tại Nyima Puk ở vùng Tsawa Pashod, thuộc tỉnh Kham. Nơi đây 200 thành viên tăng đoàn và cộng đồng dân cư đông đảo đã cư trú. Các thực hành tâm linh diễn ra tại tu viện chủ yếu là các giáo huấn Terma (giáo huấn được khai quật lại) thâm diệu của Taksham Nuden Droje, nhưng bên cạnh đó các thực hành của Ripa Pawo – vị tái sinh tiền nhiệm của Drubwang Pema Deje Rolpa – cũng được truyền giữ và thực hành một cách tuyệt hảo.

Đi theo lời tiên tri của Guru Rinpoche, Drubwang Pema Deje Rolpa đã chấp nhận cùng người phụ nữ của gia tộc thiện lành đến từ Jasu tên là Kartso là vị phối ngẫu tâm linh. Vào năm 1880 – năm con Rồng Sắt – tại tuổi 78,  Đức Drubwang Pema Deje Rolpa đã thị hiện qua đời. Đức Drubwang Bhyo Rigzin đã dẫn đầu các đệ tử của ngài và tiến hành làm các đại lễ cúng dường vào dịp ngài thị hiện qua đời.  Chính từ vị đại sư này mà dòng truyền thừa thuộc gia đình Ripa Dunjud, cũng như qua các vị “Tulku” (tái sinh), truyền thừa được trì giữ liên tục.

Vị trì giữ thứ hai của dòng truyền thừa Ripa là Drubwang Ngedon Rinpoche. Ngài sinh năm 1844, năm con Mèo Gỗ. Ngài đã noi theo những đạo sư tâm linh tôn quý như người cha đáng kính, đạo sư Drubwang Tsoknyi, và các vị đạo sư khác. Trong giai đoạn đầu Ngài và người anh Kyabgon Metok Gyalp của ngài trì giữ ngôi vị đứng đầu dòng truyền thừa Ripa, ngài luôn được trang hoàng với mũ cưỡi ngựa dát vàng, áo choàng cưỡi ngựa dát vàng đính kim tuyến sang trọng, và con ngựa ngài cưỡi cũng được trang hoàng với áo giáp màu vàng và có trang trí tràng hoa dát vàng trên đầu ngựa.

Chính Phủ Tây Tạng tại Ganden Potrang, và Kunling Pashod Labrang. Ngài còn được trao cho công văn  chính thức có con dấu và lọng nghi lễ. Như thế, Ngài nhận được sự tôn kính với địa vị là một vị lạt-ma vĩ đại. Giống như lời tiên tri, ngài đã chấp nhận cùng người con gái của gia đình Dorma tên là Doshul làm vị phối ngẫu tâm linh . Trong thời kỳ trao truyền rộng khắp giáo pháp linh thiêng thông qua các công hạnh giác ngộ để duy trì sự liên tục và đưa đến giải thoát, vào năm 1901 ngài đã thị hiện tan hòa thân vật lý vào với pháp giới.

Vị trì giữ thứ ba của dòng truyền thừa Ripa là Drubwang Jigme Tsewang Chokdrup. Ngài sinh ra vào chu kỳ Rabjung thứ 15 theo lịch Tây Tạng, vào năm Mèo Sắt – năm 1891. Ngài đã noi theo những đạo sư tâm linh của ngài, như người cha đáng kính Drubwang Bhyo Rigdzin. Lừng danh và được biết đến là hiện thân của Dorje Drolo, ngài có lòng từ bi vĩ đại và có sức mạnh diệu kỳ về khẩu.

Sau khi chấp nhận cùng Yungdung Lhamo, con gái của gia đình Bonkar của Riwoche làm vị phối ngẫu, họ sinh hạ Dungsey Changchub Shenphen. Tuy nhiên Dungsey Changchub Shenphen đã ra đi sớm để làm lợi cho chúng sinh. Đúng theo lời tiên tri, vị Đạo sư Drubwang Jigme Tsewang Chokdrup đã cùng người con gái thứ hai  của Đức Drubwang Shakya Shri, tên là Palden Tsomo, làm vị phối ngẫu tâm linh. Vì vậy thông qua những công hạnh được linh kiến trước của sự hợp nhất và lòng từ bi vĩ đại, dòng truyền thừa Ripa, dòng truyền thừa gia đình đã được lưu truyền. Vào năm 1954 – năm con Ngựa Gỗ – tại tuổi 64, Drubwang Jigme Tsewang Chogrub đã thị tịch.

Việt ngữ : Lan Anh

Hiệu đính: Giác Nhiên

Nguồn: www.ripavietnam.org

Mọi sai sót trong quá trình chuyển dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ là thuộc người dịch và người hiệu đính, Con thành tâm xin sám hối trước Chư Tổ, Đạo Sư. Nếu tích tập được công đức nhỏ nào thì xin hồi hướng cho Giáo lý Kim Cương Thừa trải rộng khắp Việt nam và làm lợi lạc cho hết thảy hữu tình chúng sinh.