Hai mươi một huấn thị trọng yếu

Vị Đạo Sư xứ Uddiyana được biết tới với danh hiệu Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava là một hóa thân của Đức Phật Vô Lượng Quang Amitabha, hóa sinh kỳ diệu từ một bông hoa sen trên một hòn đảo nhỏ giữa đại dương. Đã siêu vượt lên khỏi sinh và tử, Ngài ngự trong thân tướng vượt lên khỏi sinh tử và niết bàn. Khẩu ngữ Ngài giảng dạy 9 thừa, bao gồm mọi giáo huấn nhân quả. Tâm Ngài được trang hoàng bởi trí tuệ toàn giác, Ngài thấu suốt, lãnh hội trọn vẹn những điểm trọng yếu của vạn pháp.

Bà Tsogyal, Công Chúa xứ Kharchen, đã hỏi bậc thầy Liên Hoa: Con vẫn mơ hồ trong cái hiểu những điểm then chốt của các giáo huấn ngoại và nội, 84.000 cánh cửa Giáo Pháp, và các thừa cao hơn, thấp hơn, vì thế xin hãy ban cho con những huấn thị trọng yếu.

Bà không chỉ làm hài lòng vị thầy trong suy nghĩ, lời nói và hành động, mà bà còn dâng kèm theo với lời thỉnh cầu này một cúng dường mạn đà la vàng ròng được trang hoàng với lam ngọc biểu trưng cho sự sở hữu 7 báu.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, điểm trọng yếu nào gom chứa vạn pháp sinh khởi và hiện hữu?

Đạo Sư đáp: Hư không là điểm trọng yếu gom chứa vạn pháp sinh khởi và hiện hữu. Tứ đại là tất cả sự biến chuyển và vô thường, nhưng, từ khởi thủy, bản tánh của hư không là trống rỗng và bất biến. Tứ đại – đất, nước, lửa và gió – mang bản tánh chớp nhoáng, thoáng qua như phù du. Khi chúng xuất hiện, chúng hiện hữu bên trong sự rộng mở của hư không; khi chúng tồn tại, chúng trụ lại trong sự rộng mở của hư không; và khi tan biến, chúng tan biến, hóa tán vào trong cùng sự rộng mở ấy. Khi bản tánh của hư không là bất biến xuyên suốt khắp 3 thời, thì vạn pháp sinh khởi và hiện hữu có thể được cô đọng lại trong hư không.

Trong khi hư không là một hình mẫu, thì ý nghĩa là pháp tánh, thứ mà như hư không trống rỗng từ khởi nguyên. Và dấu hiệu là pháp tánh bên trong tâm thức trống rỗng như bầu trời, các khuynh hướng tập quán quen thuộc cùng các xúc tình phiền não thì chỉ như những đám mây và màn sương mù. Khi chúng xuất hiện, chúng hiện hữu bên trong tâm thức rỗng không; khi chúng trụ lại, chúng trụ lại trong sự rộng mở của tâm thức rỗng không; và khi chúng biến mất, chúng hóa tán, tan hòa vào trong cùng sự rộng mở của tâm thức rỗng không.

Khi con nhận ra rằng đây là cách nó là, không bị nhiễm ô bởi những nhiễm ô của các khuynh hướng, tập quán cũ từ các khoản nghiệp cùng các xúc tình phiền não thì được biết như là đã mang lại cùng nhau tất cả vạn pháp sinh khởi và hiện hữu vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa 84.000 cánh cửa Giáo Pháp?

Đạo Sư đáp: Sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh là điểm trọng yếu gom chứa 84.000 cánh cửa Giáo Pháp. Các pháp khác biến dịch và không kéo dài mãi. Sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh là sự hiện hữu tự nhiên từ khởi thủy, một sự tự do của nỗ lực và dụng công, sự hiện hữu tự nhiên thì tự sinh khởi, và nó trụ lại như một sự rộng mở phi cấu trúc, phi tạo dựng.

Khi 84.000 cánh cửa Giáo Pháp của các thừa khác xuất hiện, chúng hiện hữu bên trong sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh; khi chúng trụ lại, chúng tồn tại bên trong sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh; và khi chúng tan biến, chúng lại hóa tán, hòa tan vào sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh. Dù cho các pháp có thể biến dịch, dù cho những ngôn từ vẫn thường được dùng để biểu đạt chúng, và dù cho có thể được học cách giải thích chúng, thì bản tánh thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh vẫn duy trì, giữ lại sự bất biến của nó.

Như vậy, điểm trọng yếu của vạn pháp là sự an trụ bình đẳng, không chút nỗ lực, dụng công vào bên trong sự thong dong, thản nhiên vĩ đại của Pháp tánh. Đó là điểm trọng yếu của 84.000 cánh cửa Giáo Pháp.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa tất cả tới từng chúng sinh hữu tình?

Đạo Sư đáp: Tâm tỉnh giác là điểm trọng yếu gom chứa tất cả tới từng chúng sinh hữu tình. Mỗi một hình thể vật lý và trạng thái tâm thì biến đổi và vô thường. Chúng sinh trong 4 dạng thức tái sinh đầu tiên xuất hiện do sự lầm lạc trong việc nhận biết tâm thức của mình; tiếp đó, họ tiếp tục tồn tại do việc không nhận ra tâm thức của mình; khi họ tiếp tục vòng chu kỳ lặp đi lặp lại này thì chúng sinh bắt đầu bị xoay vòng trong sinh tử luân hồi do việc không nhận ra tâm thức của chính mình.

Khi họ đơn giản nhận ra tâm thức của chính mình, cái chưa bao giờ sinh khởi, một sự hiện hữu tự sinh trong cái thấy biết rằng nó là sự thuần tịnh nguyên sơ, thì họ đã tìm ra Cái Tỉnh Giác ở bên trong chính mình. Thời khắc họ nhận ra bản tánh của tâm này và an trụ bình đẳng, không chút nỗ lực, dụng công với nó, thì họ đã tỉnh thức bên trong sự rộng mở này.

Khi tâm tỉnh giác là sự bất biến nền tảng xuyên suốt khắp 3 thời, thì mọi chúng sinh đều là trạng thái tỉnh thức của một vị Phật. Và khi vị Phật này, bản chất Đấng Như Lai Thiện Thệ, hiện hữu trong một cách thế tỏa khắp sinh linh vạn vật, thì thật tối quan trọng để chứng ngộ, nhận ra trạng thái tỉnh giác này. Chứng ngộ và nhận ra nó thì được biết như là đã mang lại cùng nhau mọi chúng sinh hữu tình vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mỗi một loại trí tuệ?

Đạo Sư đáp: Sự tỉnh giác tự sinh là điểm trọng yếu gom chứa mỗi một loại trí tuệ. Các trí tuệ khác thì thay đổi và không tồn tại mãi. Sự tỉnh giác tự sinh, sự hiện diện tự nhiên từ khởi nguyên, là bản tánh của pháp tánh, một sự tự tri giác, nhận biết vô hạn. Với sự tỉnh thức tự sinh này thì không có gì tồn tại mà nó không biết cả, không có gì tồn tại mà nó không thấy cả và không có gì tồn tại mà nó không nhận biết hết. Khi sự tỉnh thức tự sinh này là sự tỉnh giác và không thể đo lường trong bản chất, thì nó cũng là nền tảng cho từng hiện tượng (pháp- dharma) và trí tuệ (4). Nó cũng là trú xứ của chúng và như vậy được biết như là vậy điểm trọng yếu gom chứa mỗi một loại trí tuệ.

(4: từ pháp – dharma, dù nó có nhiều nghĩa, thì ở đây liên hệ tới chân lý hay giáo lý.)

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa từng loại đại định (samadhi)?

Đạo Sư đáp: Đại định như thị là điểm trọng yếu của tất cả đại định samadhi. Các đại định khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Đại định như thị là pháp tánh, bản thể đích thực của con. Nó là bản tánh khởi nguyên, không lầm lỗi, và là chính nó như nó vốn là, một bản thể đích thực, không chút dụng công. Hãy chỉ đơn giản là bản tánh này, tánh không của đại định như thị bao gồm tất cả và mỗi loại đại định khác, không chút ngoại lệ khi chúng được dung chứa bên trong trạng thái tuyệt hảo này. Mỗi dạng thức có thể có pháp – hiện tượng và mỗi khía cạnh của trạng thái tỉnh giác vô hạn như chúng có thể là, thì, không chút ngoại lệ được bao gồm bên trong trạng thái phi nỗ lực của tánh không nguyên khởi, cái như nó vốn là. Như vậy nó được biết như là đã mang lại cùng nhau tất cả các đại định vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa tất cả nơi trú xứ cư ngụ?

Đạo Sư đáp: Pháp tánh bất biến là điểm trọng yếu gom chứa tất cả nơi trú xứ cư ngụ. Tất cả những nơi trú xứ khác cư ngụ nơi sự diệt vong. Với chúng sinh hữu tình, những người sai lầm khi nhận diện về bản tánh bất biến của pháp tánh, thì các trú xứ, thời điểm, thọ mạng, hoàn cảnh, những hoạt động và niệm tưởng của họ tất cả đều thay đổi, biến dịch, trong khi đó pháp tánh lại duy trì sự bất biến trong bất kỳ hoàn cảnh và cảm xúc nào. Không giống như những trú xứ tuyệt diệu phi thường của các phật quốc hay những trú xứ đáng sợ của chúng sinh sinh tử luân hồi, bản tánh bất biến của pháp tánh là đối tượng không mang ý niệm tốt cũng như không mang ý niệm xấu. Nó bất biến nhờ để yên như nó vốn sẵn, không cần tính toán hay chút dụng công nào, đó là trú xứ pháp tánh. Để nhận ra, chứng ngộ bản tánh của nó thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả trú xứ vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa tất cả các thân (kaya)?

Đạo Sư đáp: Pháp thân bất biến là điểm trọng yếu gom chứa tất cả các thân. Tất cả các thân khác thì thay đổi và không tồn tại mãi. Pháp thân trụ lại không nhiễm ô nhờ sự thiếu vắng chất thể và thuộc tính. Nó không biến dịch và thay đổi như sắc tướng, nó không hóa hiện và bất hoại trong mọi hoàn cảnh. Các thân khác được dán nhãn, định danh bởi ý niệm, như báo thân và hóa thân, thì tất cả đều thay đổi. Từ kaya (thân) được định nghĩa như là sự bất hoại, nhờ sự trụ lại bất biến trước bất kỳ hoàn cảnh nào. Để thấu hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả các thân vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi khẩu ngữ?

Đạo Sư đáp: Khẩu ngữ của bản tánh không thực chất là điểm trọng yếu gom chứa mọi khẩu ngữ. Những khẩu ngữ khác thì thay đổi và không kéo dài mãi; những khẩu ngữ, tiếng nói của chúng sinh xuất hiện trong âm vang và rồi kết thúc. Một khi con nhận ra bản tánh không thực chất của pháp tánh, con sẽ hiểu ra rằng mọi tiếng nói, khẩu ngữ của chúng sinh thì không có chất thể cố hữu nào hết. Những âm thanh là tánh không có thể được nghe thấy, nó là sự rỗng không của bản thể. Chúng xảy ra không ngăn ngại từ bản tánh trống rỗng do bản tánh tự sinh này vốn không có chất thể. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả khẩu ngữ vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi trạng thái tâm thức?

Đạo Sư đáp: Sự tự do bình đẳng của mơ hồ là điểm trọng yếu gom chứa mọi trạng thái tâm thức. Các trạng thái khác của tâm thì thay đổi và không kéo dài mãi. Tâm chư Phật thì không mê hoặc và không dụng công; nó là một trạng thái bình đẳng không bị giam cầm, trụ bám, đối với những nhiễm ô của mơ hồ khi đã được quét sạch thì sự tỉnh thức của việc thấu biết sẽ nảy sinh. (5) (5: “sáng tỏ” và “nảy mầm” là một cách chơi chữ 2 cấu thành trong Tạng ngữ cho từ phật (sang-gye).

Trạng thái tâm thức của một chúng sinh thì lầm lạc trong việc nhận ra chính nó, và hiện tượng ảo huyễn bề mặt của những dính mắc vào các thừa thông thường thì tất cả đều là sự lừa dối. Tâm tỉnh giác – không lầm lạc và không dụng công, tự do khỏi những giam cầm của nỗ lực và dụng công – thì gom chứa tất cả tới từng trạng thái tâm thức chư Phật. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả trạng thái tâm thức vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi thệ nguyện mật thừa samaya?

Đạo Sư đáp: Sự lan tỏa tràn khắp là điểm trọng yếu gom chứa mọi thệ nguyện mật thừa samaya khi nó vượt lên bất tận sự trì giữ. Các samaya khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Tâm tỉnh giác thì tự do khỏi những điều xấu xa và che chướng, và như vậy, nó thuần tịnh và sáng tỏ. Trở nên tự do khỏi các đối tượng đức hạnh cần phải chấp nhận và tự do khỏi các đối tượng xấu xa cần phải từ bỏ, tâm tỉnh giác bao gồm không có thứ gì để trì giữ cả và cũng không có hoạt động phải trì giữ. Khi không có sự xáo động nào bên trong một bản tánh như vậy, thì nó không chia tách khỏi trạng thái chứng ngộ của chính nó được biết như là sự lan tỏa tràn khắp, điều vượt lên khỏi sự trì giữ một thệ nguyện samaya. Hàng triệu không thể tính đếm các samaya thông thường có thể bị vi phạm và do vậy cột chặt con vào việc trì giữ chúng. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả thệ nguyện samaya vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi đức hạnh?

Đạo Sư đáp: Một trạng thái hoàn toàn cân đối, bình đẳng là điểm trọng yếu gom chứa mọi đức hạnh. Các đức hạnh khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Nhưng với những đức hạnh của tâm tỉnh giác, thì mọi đức hạnh tâm linh có nguồn gốc từ tâm thức. Khi tâm thức con nhu nhuyễn, mềm mại, con có thể nhận lãnh bất cứ điều gì mình khao khát. Nó hoàn toàn giống như viên ngọc như ý – suối nguồn ban tặng mọi nhu cầu và mong ước. Ngược lại, những đức hạnh thứ yếu của việc học méo mó thì không như sự hoàn toàn cân đối, bình đẳng và không là sự hoàn hảo, viên mãn. Sự thành tựu và an định của một tâm nhu nhuyễn, mềm mại mang lại cho con sự cân đối trọn vẹn trong sự hoàn hảo, viên mãn những đức hạnh giác ngộ. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả đức hạnh vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi hoạt động?

Đạo Sư đáp: Sự thành tựu tự nhiên vượt lên khỏi dụng công là điểm trọng yếu gom chứa mọi hoạt động. Tất cả những hoạt động khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Từ khởi thủy, tâm tự nhận biết của con đã, đang và sẽ là một sự hiện diện tự nhiên không hư cấu; vì vậy, khi mục đích của nó là đã được thành tựu sẵn rồi, thì từ đó trở về sau sẽ không còn điều gì có thể được thành tựu với sự nỗ lực và dụng công nữa cả. Mọi người tham dự vào những giáo huấn nhân quả tin vào việc đạt được một trạng thái tỉnh thức, điều là kết quả đến từ sự nỗ lực và dụng công; nhưng hoạt động trọng yếu này thì giống như câu nói: “Mọi hành vi được hoàn tất nhờ việc an trụ không chút dụng công. Tự do khỏi sự dụng công, pháp thân được đạt tới.” Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả hành động vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi khía cạnh của Mật Chú?

Đạo Sư đáp: Mật Chú của bản chất tối hậu là điểm trọng yếu gom chứa mọi khía cạnh của Mật Chú. Mỗi khía cạnh khác của Mật Chú thì thay đổi và không kéo dài mãi. Biết điều này là tinh hoa của Mật Chú. Tuy nhiên, dẫu cho bản tánh trống rỗng của cái biết này hiện diện trong tất cả mọi người, nhưng nó lại ở trong một sự ẩn mật vì nó khó để nhận ra bởi tất cả mọi người. Bản thể của Mật Chú từ bản chất tối hậu này thì không mô tả được và không hư cấu từ khởi thủy, và vì thế nó duy trì một sự ẩn mật.

Nó là Mật Chú của bản chất tối hậu bởi vì bản chất này, được hiển lộ nhờ chỉ dẫn tối hậu, là nhân thành tựu phật quả. Để trông mong thành tựu phật quả nhờ việc dụng công cần mẫn, gian khổ trong việc vun trồng, phát triển một bổn tôn và tụng niệm một thần chú là trói buộc một vị Phật bởi khao khát và mong muốn. Niềm tin rằng sự chứng ngộ của bản tánh này có thể được gia tăng nhờ sự nỗ lực thì như câu nói: “Thành tựu không làm tăng trưởng trạng thái của chư Phật, khi một người bị ràng buộc bởi việc cố gắng đạt thành tựu.” Vì vậy, khi con hiểu được nó là sự hiện diện tự nhiên bên trong con, trạng thái tỉnh thức của một vị Phật thì không phải là một đối tượng cần được đạt tới. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả thành tựu vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi khát khao, nguyện vọng?

Đạo Sư đáp: Sự vắng mặt của hy vọng và sợ hãi là điểm trọng yếu gom chứa mọi khát khao, nguyện vọng. Tất cả những khát khao, nguyện vọng khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Nói cách khác, để tuân theo và đi vào các thừa của quan điểm cái nhìn thông thường là giữ một cái thấy nhị nguyên của hy vọng và sợ hãi. Sự khát ngưỡng trong thừa kim cương của Mật Chú vượt lên khỏi sự nhị nguyên của hy vọng và sợ hãi, như đường bay của một chú chim (6) (6: đường bay của chú chim là dấu vết để lại sau khi một chú chim đã bay đi mất, không còn gì sót lại để có thể thấy được). Điều này giống như câu nói: “Con đường hoàn hảo được đi vào mà không cần dạo qua 5 con đường. Con đường phật được đi tắt ngang mà không cần khát khao, mong ước.” Thời điểm mà con chỉ đơn thuần nhận ra trạng thái không lầm lỗi của tâm tỉnh thức, pháp tánh, cái là bản tánh hiện diện tự nhiên, thì con không còn hy vọng đạt đến phật quả nữa, con cũng không còn nỗi sợ hãi bị trượt rơi vào sinh tử. Trong cách này, những nguyện ước về mặt bản chất cơ bản được quét sạch và những con đường về bản chất nền tảng thì vượt lên khỏi sự đi tắt. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả khát khao, nguyện vọng vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi sự huân tập thiền định?(7) (7: từ Tây Tạng gom, thường được dịch là “thiền định”, mang ý nghĩa vun trồng, trưởng dưỡng, thường để cho ai đó hiểu biết đầy đủ điều gì và huân tập. Ở đây, “những huân tập thiền định” thường được dùng để hàm ý cả những nghĩa rộng.

Đạo Sư đáp: Dòng chảy của phi-thiền định không chút dụng công là điểm trọng yếu gom chứa mọi sự huân tập thiền định. Tất cả những sự huân tập khác thì thay đổi và không kéo dài mãi.

Huân tập, không huân tập, trong một trạng thái tự do niệm tưởng.

Hãy để sự huân tập ở yên trong sự tự nhiên, không chút giả tạo.

Không có lý do nào ở đây để huân tập hết.

Cũng không có kẻ thiền định.

Điểm trọng yếu của sự huân tập đích thực,

Là nhận ra sự vắng mặt toàn triệt này.

Sự thiền định với nỗ lực của các thừa thông thường được dạy là để ràng buộc lên những ý niệm của tranh đấu và thăng tiến, và như vậy không mang lại sự giải thoát. Vì vậy, để hiểu cái phi thiền định của sự hiện hữu tự nhiên này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả sự huân tập thiền định vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi loại đạo hạnh?

Đạo Sư đáp: Không-hành động là điểm trọng yếu gom chứa mọi loại đạo hạnh.(8) (8: Từ Tây Tạng chopa được dịch như “thực hành”, “đạo hạnh”, “hành động”, hay “thực hiện” cũng giống như là “để vui hưởng”, “tham dự vào” hay “dấn thân vào.” Tất cả những loại đạo hạnh khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Hãy để những hoạt động như nó là trong khi tự do khỏi sự nỗ lực; rồi sau đó thì mọi hành vi, hoạt động sẽ được thành tựu. Để đi theo những niệm tưởng và các khuynh hướng được liên quan trong các pháp nhân quả, các thừa thông thường của chúng sinh.

Oh, vậy thì ý nghĩa của không hành động là gì? Đạo hạnh, điều không liên quan tới tính nhị nguyên của hy vọng và sợ hãi là như vậy, dù cho bất kỳ pháp nào mà con dấn thân vào, thì nhờ việc để yên nó như nó vốn là trong sự thong thả, điềm tĩnh của phi dụng công, con sẽ tự do và giải thoát khỏi sự chủ tâm trù liệu và khát khao bị gắn kết, ràng buộc. Nhờ việc để yên nó như nó là trong bản tánh thong thả, không chút nỗ lực, thì dù cho bất kỳ điều gì con ý thức hay tư duy, nó cũng là đạo hạnh của tất cả chư Phật. Để hiểu và nhận ra điều này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả những loại đức hạnh vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Bà Tsogyal hỏi Đạo Sư: Thưa Thầy, vậy điểm trọng yếu nào gom chứa mọi loại thành quả?

Đạo Sư đáp: Phật quả chân thực và trọn vẹn là điểm trọng yếu gom chứa mọi loại thành quả. Tất cả những quả khác thì thay đổi và không kéo dài mãi. Phật quả chân thực và trọn vẹn thì tự do khỏi những giới hạn của vĩnh cửu và hư vô. Vượt lên khỏi mọi loại đối tượng cụ thể, nó bất biến và vừa không sinh khởi cũng vừa không kết thúc. Vượt lên các chiều không gian, nó giống như câu nói này:

Pháp thân là, chính nó, một sự tinh khiết hoàn hảo,

Một thể nghiệm cá nhân, bản tánh nền tảng, không chia cắt.

Cái biết này, lặng lẽ, tĩnh mịch như trạng thái của pháp tánh,

Thành quả vô thượng, điều vượt lên tất cả mỗi thành tựu,

Xuất thân từ con và bên trong con được đạt tới.

Ngược lại, nó không được dạy ở đây, điều tự do, giải thoát được chạm tới nhờ niềm tin, như trong các thừa thông thường, thành quả của phật quả được thu nhận ở nơi nào đó khác. Để hiểu và nhận ra bản tánh này thì được biết như là đã mang chúng lại cùng nhau tất cả những loại thành quả vào trong một điểm trọng yếu đơn nhất.

Để làm lợi lạc cho những thế hệ tương lai, Tôi, Tsogyal, đã cất dấu 21 huấn thị trọng yếu này, những huấn thị cô đọng sự chứng ngộ của tất cả chư Phật (9) Nó sẽ làm suy giảm thành tựu của một người nếu người đó dù có định mệnh và liên hệ nghiệp xứng đáng nhưng lại phổ truyền rộng những điều này ngay sau khi nhận được. Vì thế hãy dấu đi sự thật rằng chúng là những kho tàng terma, và chỉ phổ truyền chúng từ từ từng bước. Điều này hoàn tất “21 Huấn Thị Trọng Yếu”.

(9): Tựa đề của chương này là “21 Huấn Thị Trọng Yếu” nhưng, không may là nó có thể là, những nguồn văn bản khác chỉ gồm 18 câu hỏi. 3 câu hỏi còn lại cũng không được bao gồm bên trong những văn bản khác, hoặc là chúng đã bị mất qua những thế kỷ sao chép từ các bản chép tay.)

Dấu Ấn Kho Tàng :

Dấu Ấn Cất Dấu :

Dấu Ấn Giao Phó :

Đức Liên Hoa Sinh
Trích từ Kho tàng chỏm núi bách xù