Triển lãm Phật giáo lớn nhất Việt Nam

Với gần 200 tượng Phật và đỉnh ngọc đến từ các nước châu Á, triển lãm Phật giáo tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) được xem là triển lãm có nhiều tượng phật cổ nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.

Trien_lam 01

Nhân dịp đón chào xuân Canh Tý (năm 2020), Ban Trị sự chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam tổ chức triển lãm trưng bày chuyên đề: “Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo”, gồm những tác phẩm điêu khắc tượng thờ bằng nhiều chất liệu: đá, ngọc, hổ phách, san hô, đồng, gỗ và gốm sứ thông qua các hình tượng Đức Phật A Di Đà, Đức Thích Ca Mâu Ni, Đức Di Lặc, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát…

Trien_lam 02

Triển lãm văn hoá cổ vật Phật giáo toạ lạc ở hầm điện Tam Thế với diện tích lên đến 800 m2 sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch

Trien_lam 03

Đạo Phật ra đời tại miền Bắc Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước Công Nguyên do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Sau khi đắc đạo, Ngài đã truyền bá tư tưởng và giáo lý của mình đến hầu hết các quốc gia ở châu Á. Theo con đường tơ lụa, Đạo Phật truyền sang phương Bắc đến các quốc gia: Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên với dòng Bắc tông (Đại Thừa); sang phía Nam: từ Sri Lanka qua đường biển và đến các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như: Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan, miền Nam Việt Nam…với dòng Nam tông (Tiểu thừa).

Trien_lam 04

Khi du nhập vào các nước, đạo Phật đã hòa nhập với tín ngưỡng tôn giáo riêng của mỗi quốc gia để hình thành nên đặc trưng văn hóa Phật giáo mang sắc thái riêng của mỗi vùng, miền, được cụ thể hóa thông qua các công trình kiến trúc tôn giáo và nghệ thuật điêu khắc..

Trien_lam 05

Tại triển lãm có 119 tượng phật được trưng bày với niên đại từ thế kỷ IX đến thể kỷ thứ XX

Trien_lam 06

Các hiện vật được trưng bày tại đây, ngoài giá trị là những tác phẩm nghệ thuật cổ, còn kết tinh những nét tinh hoa của di sản văn hóa Phật giáo.

Trien_lam 07

Triển lãm là nơi chứa đựng được nhiều hiện vật, cổ vật mang giá trị ý nghĩa về mặt lịch sử và văn hóa tâm linh

Trien_lam 08

Hàng trăm hiện vật gồm tượng Phật trưng bày ở đây có sự đa dạng về niên đại, chất liệu, kích thước, phong phú về thể loại. Bảo tàng gồm nhiều bộ sưu tập phản ánh di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam và nhiều quốc gia trong khu vực châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, có giá trị cao về lịch sử, văn hoá và mỹ thuật.

Trien_lam 09

Trien_lam 10

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh được làm bằng gỗ từ thế kỷ XVII – XVIII tại Nhật Bản.

Trien_lam 11

Bức tượng Bổn Sư ra đời từ thế kỷ XVII – XVIII thời Êdo tại Nhật Bản.

Trien_lam 12

Trien_lam 13

Tượng phật Thích Ca được đúc bằng đồng từ thời nhà Trần nặng đến 140kg, do bên trong có chứa nhiều vàng do phật tử cúng tiến khi nung đồng đúc tượng.

Trien_lam 14

Trien_lam 15

Triển lãm thu hút đông đảo Phật tử, du khách các nơi thăm quan, chiêm ngưỡng.

Trien_lam 16

Bên cạnh những pho tượng phật, bộ sưu tập “Bách đỉnh trầm Hương” của Nhà sưu tập Ngô Mười Thương đến từ TP.HCM tập hợp 80 tác phẩm điêu khắc đỉnh cao bằng Ngọc và đá quý cũng được ra mắt công chúng trong dịp đón chào Xuân Canh Tý (năm 2020).

Trien_lam 17

Trien_lam 18

Từ xa xưa, Ngọc không chỉ có giá trị về mặt mỹ thuật mà còn hàm chứa tính năng lượng, là biểu tượng cho sự giàu sang và quyền quý. Chính vì vậy, Ngọc luôn hiện diện trong các cung điện mang tính biểu tượng của bậc Đế Vương. Ngoài ra, Ngọc còn được trang trí mang tính phong thuỷ, đồng thời, còn là vật trang sức không thể thiếu của giới quý tộc. Nhiều nền văn minh lớn của nhân loại như: Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc, La Mã cổ đại…. đã luôn xem Ngọc là vật may mắn mang lại điềm lành cho con người và gia tộc.

Phạm Tùng

Nguồn: Triển lãm Phật giáo lớn nhất Việt Nam